Đầu tiên chúng ta dựa vào giai đoạn phát triển của cây mà bón cho đúng. Đối với cây mai có ba giai đoạn phát triển và ảnh hưởng lẫn nhau trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển.
Giai đoạn hồi phục và phát triển
đó là thời điểm đầu năm thường thì sẽ vào mùa hoa tết cây đã bị hết sức lực cho việc ra hoa hoặc những cây mới được đưa vào chậu ở cuối năm thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi , lúc này cây cần một lượng dinh dưỡng lớn để thiết lập lại quá trình phát triển cành mới, tạo ra sinh khối mới vì vậy cây cần rất nhiều đạm. Đây là giai đoạn sinh trưởng và hồi sức của cây, nếu như chúng ta cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây thì sẽ phát triển rất tốt sau đó những giai đoạn sau sẽ có đủ điều kiện để bảo đảm cây phát triển thuận lợi.
Từ tháng 2 đến tháng 5: chúng ta có thể dùng phân bón hữu cơ như là bánh dầu, phân hữu cơ sinh học , phân cá… kết hợp với những loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai. Đối với những cây phát triển chúng ta có thể bón phân qua lá để hỗ trợ thêm cho cây mau chóng hồi phục vì lúc này rể hoạt động rất yếu nên hấp hấp thu không được tốt các chất dinh dưỡng.
Giai đoạn hình thành nụ:
Thường thì bắt đầu vào giữa tháng năm đến tháng 9, từ tháng 6 bộ lá cây đã được hình thành rất tốt và nụ hoa đã bắt đầu hình thành trong giai đoạn này , nếu như chúng ta chăm sóc tốt thì nụ hoa sẽ được hình thành rõ hơn. Trong giai đoạn này cây cần nhiều chất dinh dưỡng để tạo nụ tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao. Và đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đủ yếu tố tạo nụ.
Bên cạnh đó vào thời điểm này ở miền nam thông thường là mùa mưa nên độ ẩm cao làm cho cây mai để bị ngập nước và nhiễm bệnh. Khi chúng ta cung cấp đủ lân cho mai sẽ giúp cây hấp thụ lượng đạm tốt hơn làm cho lá cây cứng sức chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh. Và nếu như bón thừa đạm và lân ở thời điểm này cây sẽ bị nhiễm bệnh làm cho bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm dẫn đến tình trạng hoa nở trước tết.
ở giai đoạn này chúng ta cần bổ sung cho cây thêm một ít phân hữu cơ nếu như có phân hữu cơ vi sinh vật là tốt nhất chúng ta cũng có thể hỗ trợ thêm một lượng phân hóa học có hàm lượng lân cao.
Giai đoạn bông tết
Bắt đầu từ tháng 10 đến đầu tháng giêng nếu chúng ta nuôi trồng đúng thì bộ lá của mai sẽ ngừng sinh trưởng vì lá lúc này đã già và rất dễ rụng, cây không ra lộc mới nữa chuẩn bị cho quá trình ra hoa, lúc này lá chuẩn bị rụng thì sẽ hồi trả năng lượng lại cho cây để nuôi nụ. Do đó trong quá trình này không nên bón phân chứa nhiều đạm cho cây vì nếu như thế dễ làm cho cây ra lá non và khi lá non ra thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nở hoa đúng vào dịp tết, trong giai đoạn này chúng ta nên bổ sung kali cho cây sẽ giúp cho nụ nở đều.
Ví dụ dựa trên kinh nghiệm để tham khảo cách bón phân của nhà vườn
Lần 1: từ tháng 1 – tháng 5 dùng khoảng 300 gam bánh dầu hoặc có thể dùng dynamic, phân cá ,phân hữu cơ đậm đặc… ngâm trong nước sau đó trước khi tưới cho cây người ta thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao như NPK agrilong 30-10-10+te , NPK agrilong 20-10-10, NPK vfs… từ 30-50 gam khuấy đều với nước và sau đó đem tưới cho cây, nhưng trong thực tế thì lại khác các nhà vườn chia nhỏ ra để bón cho cây.
Lần thứ 2 :từ tháng 6 đến tháng 9: dùng 200 gam bánh dầu hoặc có thể dùng dynamic, phân cá ,phân hữu cơ đậm đặc… Phân NPk gala 9-25-17+sio2+te agrilong từ 30-50 gam có hàm lượng p cao. Cách sử dụng như lần 1 lượng phân cũng được chia nhỏ để giúp cho cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn.
Lần thứ 3: từ tháng 10 trở đi: lần này thì phân cần từ 20-30 gam kali clorua hoặc kali sunfat , chúng ta cũng có thể dùng kali nitrat để bón cho thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ. Chúng ta cũng có thể dùng phân dơi để bón cho cây vào giai đoạn cuối năm cũng tốt vì loại phân này có chứa rất nhiều kali dễ tiêu.
Chúng ta cần lưu ý trước khi lặt lá khoảng 10-15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra lộc mới để chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa của mai.