Đặc điểm và ý nghĩa của cây mai chiếu thuỷ
- Cây mai chiếu thủy có tốc độ phát triển nhanh và có thể sống được nhiều năm.
- Mai chiếu thuỷ là dòng cây cảnh thân gỗ có những nhánh dài, mảnh và có lông mềm.
- Hoa có màu trắng, thơm và kết thành chùm hướng xuống đất. Loại cây này thuộc loại rễ chùm với nhiều loại rễ khác nhau.
- Lá cây không đối xứng, hình trái xoan thuôn nhọn ở chó, lá có 2 mặt 2 màu khác nhau.
- Mai chiếu thuỷ hiện nay được chia làm 3 loại: mai chiếu thủy lá lớn; mai chiếu thủy lá trung; mai chiếu thủy lá nhỏ
- Cây mai chiếu thuỷ biểu trưng cho sự ổn định về gia tài, sự bền vững trong mọi phương diện của cuộc sống, sự an yên trong gia đạo, phát triển bền vững và may mắn của gia chủ.
Cách chăm sóc mai chiếu thuỷ
- Tưới nước: loài hoa này chịu khô hạn và ngập úng đều tốt nên có thể tưới nước thường xuyên hoặc cách ngày, cách vài ngày đều được, khi tưới nên tưới đều trên thân xuống gốc cây.
- Ánh sáng: nên để chậu cây ở vị trí ánh sáng tốt như cửa sổ hoặc có thể để trong phòng nơi có đủ ánh sáng cho cây hấp thu.
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp để mai chiếu thuỷ sinh trưởng tốt là từ 25-30 độ C.
- Đất trồng: mai chiếu thuỷ thích hợp với đất thịt, đất cát pha và cả đất đỏ đều phù hợp. Tốt nhất, chúng ta nên sử dụng hỗn hợp Đất Thịt, cát xây, xơ dừa, vỏ trấu, tro vỏ trấu để đất có độ tơi xốp, giữ độ ẩm cao.
- Phân bón: sau mỗi đợt cắt tỉa ta nên bón phân để cây sinh trưởng tốt hơn. Những loại phân bón thường sử dụng cho mai chiếu thuỷ là phân hữu cơ là phân gà, phân dê, phân dơi… và cả phân vô cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây như phân NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter.. Cây mai chiếu thủy cần nhiều phân kali và lân hơn phân đạm. Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ nên trải đều trên mặt chậu 1 lớp mỏng <1 cm. Khi bón phân vô cơ ta nên rạch một đường trên gần thành chậu sâu 3-5 cm và để phân vào đó rồi lấp đất lại hoặc ngâm phân vô nước rồi tiến hành bón cho cây. Liều lượng bón mỗi lần bón 1 muỗng cà phê phân đối với cây nhỏ và 3-5 muỗng đối với cây lớn. Sau khi bón phân nên tưới nước thật đẫm để tạo độ ẩm cho cây, không bị cháy lá, thối gốc do phân.
- Phòng trừ sâu bệnh: vì đặc tính hoa thơm nên thu hút nhiều sâu bệnh hại cho cây, chúng ta nên kiểm tra thường xuyên, nếu thấy biểu hiện của sâu nên tiến hành phun thuốc ngay để bảo vệ cây. Nếu cây bị sâu đục thân mà chúng ta không có điều kiện phun thuốc thì ngưng tưới nước 4-6 ngày để cây héo rồi tưới lại.
- Nếu quan sát thấy trên cây mai chiếu thuỷ xuất hiện rầy, sâu tơ, sâu nái, sâu đục thân… chúng ta dùng thuốc Agri Fos 400 để chuẩn bị ra hoa cần chú ý cây có sâu và hương thơm thu hút côn trùng nhất
Công đoạn cắt cành, tỉa nhánh
- Đây là một trong những bước quan trọng trong chăm sóc cây mai chiếu thuỷ. Chúng ta nên thực hiện thường xuyên và đều đặn mỗi tháng 1 lần nếu mùa mưa và 2 tháng một lần nếu mùa nắng.
- Khi tiến hành cắt cành, tỉa nhánh cho cây, chúng ta ngưng nước từ 4-6 ngày. Tuy nhiên có thể tưới sơ vào buổi sáng nếu cây héo lá. Say 5 ngày cắt tỉa ngâm phân KNO3 với liều 12mg/8 lít nước vào trời sáng, mát. Trong những ngày tiếp theo nên ngâm phân Nitrat Kali mỗi tuần một lần tưới để bổ sung dưỡng chất cho cây phát triển hoa, giữ hoa lâu tàn, rễ cây cứng cáp. Sau khoảng 1 tháng cây cho nụ và nở hoa.
Cách làm hoa mai chiếu thuỷ nở đúng dịp
- Bước 1: ngưng tưới nước cho cây 5 ngày.
- Bước 2: cắt hết ngọn cây và lá cây.
- Bước 3: sử dụng phân đầu trâu KN03 để bón dưới gốc cây đồng thời hoà tan phân KN03 với nước rồi tưới lên cây, bầu đất để kích thích cây ra hoa.
- Bước 4: tưới nước đẫm rồi mang cây ra vị trí có ánh nắng.
Vừa rồi là thông tin về cách chăm sóc cây mai chiếu thuỷ cho mọi người tham khảo. Với một loại cây cảnh mang tính thẩm mỹ cao, dễ trồng dễ chăm sóc và yếu tố phong thuỷ cho ngôi nhà, chúng ta nên cân nhắc sử dụng loại cây này để trang trí cho căn phòng thêm sinh động.