Skip to content

Cách trộn đất trồng hoa ban công

Admin 14.02.2021148 lượt xem
Thú vui tao nhã mỗi dịp cuối tuần là được nhìn ngắm khu vườn xinh đẹp nhà bạn với đủ loại cây cảnh. Vậy làm thế nào để cây phát triển tốt, đất đủ dinh dưỡng để nuôi cây? Đất càng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và có độ ẩm ổn định thì cây sẽ khỏe mạnh và mau lớn. Tuy nhiên không ít người chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện điều đó. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho mọi người cách trộn đất trồng trồng hoa ban công nhé!

1. Cách trộn đất trồng hoa trong chậu đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị công cụ, thành phần để trộn đất trồng

  • Chậu, khay nhựa hoặc thùng xốp.
  • Đất trộn trồng hoa bạn nên chọn độ pH ở mức trung tính, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát khí, thoáng nước tốt, không chứa sâu bệnh. 
  • Phân bón chẳng hạn như: phân hữu cơ, phần chuồng ủ.

Bước 2: Thực hiện trộn đất trồng

  • Bạn đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với nhau và tiến hành trồng hoa xuống đất. Hoặc sau khi trồng hoa xuống, bạn có thể trải phân xung quanh rìa và tiến hành lắp đất lại.

2. Cách trộn đất trồng cây cảnh trong chậu đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị công cụ, thành phần để trộn đất trồng

  • Chậu, khay nhựa hoặc thùng xốp.
  • Đất nền phù hợp như đất phù sa, đất sạch giàu dinh dưỡng và khoáng chất không nhiễm mầm bệnh.
  • Giá thể: để tạo độ tơi xốp, giữ ẩm đất. Các loại giá thể thường sử dụng là xơ dừa, vỏ trấu, tro trấu, tro hay rơm, cỏ khô…
  • Phân bón phân xanh, phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân vi sinh. 

Bước 2: Thực hiện trộn đất trồng

  • Việc trộn đất cũng tùy thuộc vào đặc tính của cây như cây ưa nước hay cây ưa cạn thì sẽ có tỉ lệ trộn đất trồng khác nhau. Dưới đây là tỷ lệ trộn đất thường được sử dụng nhiều nhất bạn có thể tham khảo:
  • Đất sạch trộn theo tỷ lệ 1: 1 với đất vừa đủ với chậu cây
  • Xơ dừa: Tỷ lệ 1/6 – Xơ dừa có công dụng giúp giữ ẩm đất, giảm khả năng thoát nước và có nhiều vitamin giúp rễ nhanh bén rễ non.
  • Tro: Tỷ lệ 1/6
  • Trấu: Tỷ lệ 1/6

Sau khi đã phân chia tỷ lệ hỗn hợp đất trồng, tiếp theo trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. Cho tới khi hỗn hợp đã đều, tơi xốp thì ta có thể mang đi để trồng cây.

Một vài điều cần lưu ý khi trộn đất:

  • Khi trồng cây trong chậu ta phải lót viên ngói nhỏ hoặc miếng sành để lên lỗ thoát nước, cây đem trồng trong chậu phát hiện có lá úa hãy cắt bỏ.
  • Khi trồng cây trong chậu ta bóc vỏ bầu bọc đất bỏ đi, đặt cây giữa chậu sau đó cho đất vào chậu cây dùng tay nén đều lại.

3. Một số loại đất trồng hoa, cây cảnh được dùng phổ biến

Bạn cần chọn những loại đất phù hợp, giàu chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ. Sau đây là 3 loại đất trồng hoa, cây cảnh được dùng phổ biến:

Đất sạch hỗn hợp trồng hoa, cây cảnh

  • Đất sạch hỗn hợp thường được dùng nhiều nhất để trồng cây cảnh. Đất này có những ưu điểm vượt trội như thành phần trong đất hỗn hợp rất đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây. Đất hỗn hợp có tác dụng giúp làm sạch mầm bệnh, sử dụng an toàn cho cả con người.

Đất hữu cơ trồng hoa, cây cảnh

  • Loại đất trồng hoa, cây cảnh tốt nhất không thể nhắc đến đó là đất hữu cơ. Thành phần trong đất chủ yếu là vỏ cây, lá khô, đá nhỏ, bùn, … Được cấu thành một hỗn hợp đất giàu giá trị dinh dưỡng cho cây, thoáng khí. Do thành phần đất hữu cơ có lá khô nên khi lá bị phân hủy sẽ là yếu tố thất thoát nước chậm. Thành phần quang trọng là vỏ cây giúp giữ nước nuôi cây tốt. Đây là loại đất lựa chọn số 1 để trồng nhiều loại cây cảnh, được khách hàng lựa chọn.

Đất vô cơ trồng cây cảnh

  • Thành phần trong đất vô cơ chủ yếu bao gồm các loại đất đá như: đất sét nung, đá nham thạch, xỉ than, … Tất cả đều là những thành phần cung cấp độ ẩm, giữ nước, tạo nên nhiều dinh dưỡng cho cây và sử dụng lâu dài. Ưu điểm đặc biệt của đất vô cơ là có dạng hạt, khá chắc chắn và khó bị vỡ ra. Sau một thời gian trồng cây, bạn nên thay đất, cải tạo đất để cây được phát triển hơn.

Bài viết này đã chia sẻ tổng hợp giúp bạn tất cả thông tin về cách trộn đất trồng hoa ban công và đất trồng cây cảnh được mọi người sử dụng. Mỗi 1 loại đất sẽ có những ưu điểm riêng, phù hợp vào tùy loại cây. Bạn hãy chọn lọc ra loại đất phù hợp với giống cây cảnh mà bạn mong muốn trồng nhé. Hãy cùng nhau xây dựng, thiết kế không gian sống xanh khoa học, làm cảnh quan sân vườn, cảnh quan ban công, cảnh quan văn phòng, hay chăm sóc cây cảnh nhé!

https://lasc.vn/cach-tron-dat-trong-cay-canh/

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5