1. Nhân giống xương rồng bằng cách trồng nhánh.
Đây là cách thức vô cùng đơn giản cho những ai chưa biết cách nhân giống này. Với cách thức này, khả năng sống của cây con cao, thời gian sinh trưởng nhanh và mang những đặc điểm, ưu điểm của cây mẹ. Vì vậy đây là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
- Bước 1: Lựa chọn cây mẹ khoẻ mạnh, phát triển tổt, không bị bệnh.
- Bước 2: Dùng dao nhỏ và sắc để cắt cành chiết, nên cắt 1 lần là xong, tránh cứa nhiều lần gây dập.
- Bước 3: Treo nhánh mới cắt ở vị trí thoáng mát từ 5-10 ngày cho lành sẹo.
- Bước 4: Chuẩn bị đất trồng tơi xốp rồi cắm nhánh xuống, tưới nước nhẹ cho nhánh mọc rễ.
2. Nhân giống xương rồng bằng cách ghép cành.
Để cho ra những sản phẩm đẹp mắt và lạ như xương rồng hình thú, xương rồng Bonsai…người trồng có thể khéo léo kết hợp với nhau bằng phương pháp ghép từ nhiều giống tạo thành cây mới.
Để ghép xương rồng nên chọn gốc ghép bình thường và cành ghép thường là thuộc giống mới lạ có giá trị hơn, lạ hơn và có nhiều ưu điểm hơn.
- Bước 1: Dùng dao sắc cắt ngang thân hoặc vạt xéo gốc ghép, vạt hình nêm nhánh ghép hoặc bằng tương ứng với gốc ghép
- Bước 2: Dùng một đoạn chỉ nhỏ để buộc chặt hai bộ phận của nhánh ghép và gốc ghép vừa cắt.
- Bước 3: Để cố định 2 vết ghép trong vài ngày để hai vết cắt liền mí với nhau, mạch nhựa bên trong tương thông được với nhau tạo nên một cây mới …
- Bước 4: Cắt đoạn chỉ khi cành ghép và nhánh ghép phát triển tốt.
Lưu ý:
- Nên thực hiện ngay khi vết cắt ở cành ghép và gốc ghép còn ướt nhựa mới tốt cho việc tương thích với nhau.
- Sử dụng chỉ ràng chặt để 2 mối nối cố định, tránh bị lung lay hay va chạm mạnh.
- Có thể ghép giống xương rồng này với xương rồng khác để cho ra những sản phẩm độc đáo và đặc biệt.
3. Ươm hạt
Một phương pháp ít được phổ biến hơn là ươm hạt, phương pháp này chỉ dành cho nhà vườn chuyên sản xuất giống xương rồng vì ưu điểm tạo ra cùng lúc nhiều giống nhưng lại mất thời gian, có thể đến vài năm mới thu hoạch.
- Để ươm hạt xương rồng, cần phải làm vườn ươm cẩn thận, chuẩn bị đất đồng, chọn đất ở vị trí cao ráo, xới kỹ và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Đất trồng xương rồng nên sử dụng đất thịt trộn phân chuồng đã ủ hoai mục, loại bỏ cỏ rác. Lên liếp đất cao, chiều ngang líp khoảng 60-70cm và tạo thành những hàng cách nhau 50cm.
- Bổ sung độ ẩm cần thiết cho đất khoảng 50%.
- Cách 1: Dùng ngón tay tạo thành lỗ nhỏ trên đất sâu khoảng nửa lóng tay, cho 1-2 hạt xương rồng xuống và lấp đất lại.
- Cách 2: Vãi hạt giống trên mặt liếp sau đó phủ lên trên mặt liếp một lớp đất mỏng và mịn khoảng một vài phân, giúp hạt giống chôn vùi xuống đất.
- Trên vườn ươm nên có mái che hạn chế nắng trực tiếp và nước mưa làm ảnh hưởng đến quá trình trồng cây.
- Tuỳ vào tình trạng đất ẩm hay không mà chúng ta bổ sung nước cho đất, từ 1-2 lần mỗi ngày.
- Sau 10 ngày mầm bắt đầu ra rễ thì ngưng tưới nước, nếu thời tiết khô hạn có thể tưới 1 lần mỗi ngày.
- Khi cây con được 2 tháng tuổi có thể bứng cây ra chậu để chăm sóc.
- Đến khi câu trưởng thành và ra hoa, có thể chăm sóc đến lúc tạo quả và thu hoạch hạt.
Lưu ý khi bổ sung dưỡng chất cho xương rồng
- Lúc cây còn nhỏ nên bổ sung phân có hàm lượng đạm cao như phân bón NPK 16-16-8, 20-20-20.
- Khi cây trong giai đoạn phát triển, trưởng thành nên sử dụng phân NPK 18-19-30, 20-30-20.
- Khi cây xương rồng ra hoa, chúng ta có thể bón NPK 10-60-10 hay NPK 6-3-3 để nuôi hoa, giúp hoa có màu sắc đẹp và lâu tàn và tăng khả năng đậu quả.
Để tạo ra những cây xương rồng mới, chúng ta nên lựa chọn phương pháp tách nhánh trồng và ghép cành. Đối với những loại xương rồng quý, cần yếu tố di truyền từ cây mẹ thì sử dụng tách nhánh, nếu chúng ta muốn lai tạo nhiều giống xương rồng thì có thể chọn cách ghép cành. Chúc các bạn thành công trong việc nhân giống xương rồng.
https://caykieng.farmvina.com/cach-nhan-giong-kieng-xuong-rong/