Skip to content

Nhận biết và cách diệt trừ sâu đục thân trên hoa hồng

Admin 11.04.20211180 lượt xem
Trong các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa hồng thì sâu đục thân là mối nguy hiểm khôn lường, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất khó để cứu cây cũng như tốc độ lây lan cả vườn rất nhanh.

Vậy làm thế nào để nhận biết và cách diệt trừ sâu đục thân trên hoa hồng?

Cơ chế hoạt động sâu đục thân trên hoa hồng

  • Sâu trưởng thành đẻ trứng bên dưới mặt lá. Sau 5 đến 7 ngày trứng nở và hình thành sâu non.
  • Sau khi nở 2-3 ngày sâu non bắt đầu cắn phá từ mặt dưới của lá hoa hồng. Vì vậy mặt trên không có biểu hiện gì bất thường, vẫn xanh tươi.
  • Những ngày tiếp theo, sâu non bắt đầu tấn công đọt non, ngọn hồng non, lá non của cây hoa hồng sau đó xâm nhập vào bên trong cây hoa hồng. Từ đó chúng cắn phá và sống trong thân cây hoa hồng, đục thân cây như tên gọi của nó.

Nguyên nhân hoa hồng bị sâu đục thân

  • Vườn hoa hồng nhiều cỏ dại rậm rạp tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân phát triển và sinh sôi.
  • Xung quanh vị trí trồng hoa hồng có nhiều gỗ khô lâu ngày cũng tạo điều kiện cho sâu hại.
  • Khi cây hoa hồng bệnh hay bị thương từ các vết cắt cành cũng là cách sâu đục thân xâm nhập và hại cây.

Nhận biết và cách diệt trừ sâu đục thân trên hoa hồng

  • Khi chúng ta phát hiện qua những biểu hiện trên cây hoa hồng cũng là lúc cây đã bị sâu tấn công mạnh.
  • Phần ngọn, lá non, đọt non hoặc một phần thân cây hoa hồng trở héo rũ mất sức sống sau đó khô hẳn.
  • Dọc theo thân cây hồng nếu quan sát kỹ sẽ thấy hiện tượng nổi gân.
  • Phần gốc và lá phía dưới cây hoa hồng vẫn xanh nhưng ngọn cây hồng héo rũ là dấu hiệu có thể cành này đã bị sâu đục thân ẩn nấp bên trong thân cành hồng này gây hại.
  • Cả cành hồng lớn chuyển từ màu vàng sang nâu nhanh chóng nhưng các cành còn lại vẫn khỏe mạnh. Có thể sâu đục thân đã cắn hư cành hồng này đến phần gần gốc.

Cách điều trị hoa hồng bị sâu đục thân

  • Khi phát hiện hoa hồng có các biểu hiện của sâu đục thân gây nên, nếu trường hợp chỉ mới bắt đầu sâu non dưới lá chúng ta nên cách ly cây ngay khỏi vườn và phun thuốc để diệt sâu non.
  • Nếu đọt héo, lá non héo và cành héo ta nên tỉa cành bị sâu hại, cắt dần từ trên xuống dưới, bỏ tất cả những vị trí còn bọng rỗng đến phần có lõi và chắc mới dừng lại sau đó đem toàn bộ số cành đã cắt đi tiêu huỷ tránh mầm sâu bệnh lây lan sang những cây khoẻ mạnh khác. Cần đảm bảo thiu huỷ cành hồng trong lửa lớn và đủ lâu.
  • Pha thuốc Cartap, Carbosulfan, Fipronil, Cloran tronliniprole+thiametoxan với nước theo đúng tỷ lệ và khuyến cáo của nhà sản xuất rồi tiến hành phun từ độ cao cách tán lá 1-1,5 mét, phun ướt thân cây. Định kỳ phun thuốc từ 10-15 ngày.
  • Có thể tiêm thuốc trừ sâu trực tiếp vào thân cây hoa hồng để diệt sâu, theo nguyên lý thuốc độc dính vào sâu hoặc bay hơi làm sâu bị độc mà chết.
  • Sau khi tiêm thuốc cần bít lỗ bằng sáp nến, hoặc vôi keo liền sẹo. Tuy nhiên cách này chỉ hữu hiệu khi sâu mới chui vào cây, mới chỉ mới gây hại để giữ sống phần thân cây bên trên. Cách này còn được áp dụng trong trường hợp việc cắt tỉa thân cây hồng là khó khăn hoặc đối với hồng ghép mà sâu đục dưới mắt ghép.
  • Dùng kim chọc nhẹ vào lỗ kéo dài trên tán hoa hồng nếu phát hiện sâu đục thân khoét đến ngọn hoa hồng. Cách này tương đối hiệu quả để loại bỏ sâu đục thân và tổ của chúng.

Cách phòng tránh sâu đục thân trên hoa hồng

  • Cách đề phòng cơ bản nhất để tránh sâu đục thân là vệ sinh vườn hoa hồng thông thoáng, sạch cỏ dại. Luôn theo dõi và chăm sóc cây, kiểm tra các biểu hiện bất thường trên cây.
  • Bón phân cho hoa hồng với liều lượng vừa đủ cân đối, tránh bổ sung thừa đạm.
  • Cắt tỉa cành hồng định kỳ để tạo môi trường thông thoáng, bỏ bớt những cành khô vì chúng là nơi sâu bọ đẻ trứng.
  • Sau mỗi lần cắt tỉa nên sử dụng vôi keo, băng dính… để dán các khe và vết cắt.
  • Quét vôi keo định kỳ trên thân và gốc hoa hồng để tạo lớp bảo vệ cho cây không bị sâu đục thân tấn công. Cách sử dụng vôi keo là đổ ra phơi trong chậu nhựa cho ráo nước trong 3-4 ngày. Sau khi phơi vôi keo trở nên một chất sệt cô đặc và dẻo, dùng chổi quét sơn và quét vôi keo lên thân hoa hồng. Không tưới nước cho hoa hồng trong 24 giờ sau khi quét vôi để lớp vôi này khô trở thành lớp bảo vệ vững chắc khỏi sâu bệnh, nhất là sâu đục thân.

Để có một vườn hoa hồng sạch khỏe, người trồng cần áp dụng biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, luôn chú ý quan sát sự thay đổi của cây hoa hồng để nhanh chóng phát hiện và khắc phục triệt trễ tình trạng sâu đục thân cũng như các loại sâu bệnh khác hai cây.

 

 https://agrioly.com/chia-se-kinh-nghiem/sau-duc-gay-hai-tren-cay-hoa-hong-1161.html

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5