Skip to content

Nhận biết và điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng

Admin 05.04.2021260 lượt xem
Bệnh gỉ sắt là loại bệnh xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, bệnh có thể làm cây hoa hồng rụng lá, kém phát triển.

1. Nguyên nhân xuất hiện bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng:

Bệnh gỉ sắt gây ra bởi bào tử nấm có tên là Phragmidium mucronatum và các loài khác liên quan đến loại nấm này xuất hiện trong không khí. Đây là loại nấm sinh trưởng mạnh ở điều kiện nhiệt độ 18 đến 21 độ C, chúng có thể lấy từ cây bệnh sang cây không bệnh.

Bệnh phát triển nhanh chóng khi độ ẩm trong không khí cao, nhiệt độ thấp, thậm chí chúng có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ 5 độ C.

Bệnh gỉ sắt xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm nhưng chúng gây ra tác hại mạnh nhất ở giai đoạn cây hoa hồng đang phát triển chồi non, mầm mới hoặc giai đoạn cây ra hoa, giai đoạn cành non mức gây hại ảnh hưởng là cao nhất. Bệnh thường nặng nhất vào thời điểm mùa xuân và từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm tính theo kịch âm, khi điều kiện không khí có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh gỉ sắt xuất hiện trên cây hoa hồng:

Bệnh gỉ sắt xuất hiện khắp các bộ phận trên cây hoa hồng từ thân, lá, nụ, hoa và mạnh nhất là trên lá cây hoa hồng.

Khi cây mới nhiễm bệnh, xuất hiện các chấm vàng, viền màu, sau đó chúng nổi gồ lên màu đen. Các cục u này thường có đường kính từ 0,5-1,5mm. Cối cùng chúng vỡ tung ra để giải phóng những bụi phấn có màu như gỉ sắt.

  • Bệnh trên lá cây: Các mô lá màu xanh dần dần chuyển sang màu vàng sáng, các nốt mụn nhỏ lấm tấm màu cam xuất hiện ở mặt dưới của lá. Sau khoảng một thời gian các mụn màu cam này tiếp tục lan rộng khắp lá và chuyển dần sang màu đen, lúc này lá cây sẽ rụng.
  • Bệnh trên thân cây: Trước tiên bệnh xuất hiện trên thân non gây biến dạng, xuất hiện mụn mủ màu cam sáng, dần dần chúng phủ kín thân gây ra tình trạng héo lá và chết thân.
  • Bệnh trên nụ và hoa: Khi nụ hoa bắt đầu hình thành và còn non bệnh thường xuất hiện làm biến dạng nụ hoa và làm hoa không nở được nữa.

Khi cây hoa hồng nhiễm bệnh gỉ sắt quá nặng lá cây sẽ bị cháy khô và bắt đầu rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém, sinh trưởng chậm, ít hoa, hoa nhỏ, hoa xấu.

3. Những biện pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng:

Có nhiều biện pháp để phòng và điều trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng:

3.1. Biện pháp canh tác:

  • Cần dọn sạch cỏ xung quanh gốc hồng, phát quang bụi rậm nhằm giúp cây hồng có thể đón được ánh nắng tự nhiên nhiều nhất trong ngày.
  • Khi trồng cây, cần chú ý mật độ cây phù hợp, không nên trồng quá dày để đảm bảo độ thông thoáng, giảm bớt độ ẩm tại khu vực trồng.
  • Cần tưới đủ nước và tránh làm đọng nước tại các rãnh, trên mặt lá cây, không tưới nước trên lá cây và vào buổi tối.
  • Cắt tỉa cành, lá, hoa tàn thường xuyên để tạo độ thoáng, tránh sự phát triển của mầm bệnh, tránh làm tổn thương cho cây để các mầm bệnh không có cơ hội xâm nhập, xới đất xung quanh gốc hồng để thoát nước tốt và tạo độ thoáng cho đất.
  • Bón thêm phân bón lá HLC nhằm bổ sung dưỡng chất cân đối và đầy đủ thành phần đa, trung, vi lượng cho cây, giúp cây nhanh đâm chồi, khỏe mạnh, khả năng chống chịu bệnh tốt.

3.2. Sử dụng giống hồng sạch bệnh và khả năng đề kháng cao:

Bệnh gỉ sắt thường gây ảnh hưởng nặng trên các loại hồng leo, đối với hồng cổ thì chúng ít gây hại hơn. Vì vậy, nên lựa chọn giống hồng tốt, khỏe, có khả năng chống chịu với sâu bệnh.

3.3. Sử dụng biện pháp hóa học:

Khi cây hồng xuất hiện bệnh gỉ sắt nặng có thể sử dụng một số chế phẩm đặc trị bệnh này như: bộ đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và nano đồng Oxyclorua để phun kết hợp, tăng hiệu lực trừ nấm bệnh, hiệu quả, an toàn, không độc hại.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng:

  • Trước khi phun thuốc trị bệnh cần cắt tỉa sạch những cành già, cành khô, nhiễm bệnh nặng, lá úa vàng.
  • Ngừng cung cấp phân bón cho cây trong quá trình điều trị bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng.
  • Khi pha thuốc phun lên cây không nên phối trộn thêm các loại thuốc hóa học khác để tránh làm mất hiệu lực của thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Tỷ lệ pha thuốc phòng bệnh gỉ sắt: 30ml nano bạc đồng + 30ml nano đồng oxyclorua sử dụng cho bình 20 lít nước. Phun định kỳ 10-15 ngày/ lần.
  • Tỷ lệ pha thuốc trị bệnh gỉ sắt trên hoa hồng: 50ml nano bạc đồng + 50ml nano đồng oxyclorua sử dụng cho bình 20 lít nước. Phun đều trên 2 mặt lá, sau từ 1-2 ngày phun lại lần 2.
  • Phun đẫm dung dịch thuốc trị bệnh lên toàn bộ cây theo chiều từ trên xuống và từ trong ra ngoài cả 2 mặt lá và dưới gốc, thân.

Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhưng để phòng và trị bệnh này là không hề khó. Chỉ cần hiểu và thực hiện theo những bước đơn giản như trên là có thể phòng và trị bệnh hiệu quả.

https://hlc.net.vn/ky-thuat-trong-trot/nhan-biet-va-cach-phong-tri-benh-ri-sat-gay-hai-tren-cay-hoa-hong-2251-31624-article.html

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5