Skip to content

Phương pháp giâm cành giúp mai sinh trưởng tốt

Admin 19.04.2021319 lượt xem
Một trong những cách thức nhân giống mai đơn giản dễ làm nhất là phương pháp giâm cành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm điều này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp giâm cành giúp mai sinh trưởng tốt qua bài viết dưới đây.

 1. Các bước giâm cành mai

Chọn cây mai giống để lấy cành giâm

Trong phương pháp chọn cây mai giống là khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cây con sau này. Nếu không khéo trong việc chọn cây mẹ thì cây con sẽ trưởng thành kém, tuổi thọ không cao.

Chọn cây mai giống

  • Chọn cây giống khỏe mạnh không bị bệnh, cành lá xum xuê, xanh thẩm. Những cành cắt lấy giống càng phải chú ý sâu bệnh, nếu bị đốm lá có thể cắt bỏ.
  • Chọn cây đang trong thời điểm bắt đầu già, chưa đến giai đoạn mọc thêm chồi non. Nếu chọn sai thời điểm sẽ không đạt hiệu quả và tỷ lệ chết cao.
  • Chọn thời điểm cắt cành giống vào lúc sáng sớm là tốt nhất vì có nắng cành giống dễ bị héo hoặc chiều mát. Nếu cắt cành giống lúc trời nắng thì nên nhúng cành giống vào nước ngay khi vừa cắt xong. Giữ ướt toàn bộ lá cho đến khi cắt cành giống thành từng đoạn.
  • Tưới nước vào gốc cho ướt đẫm trước đó khoảng 1 - 2 giờ rồi mới cắt thành đoạn nhỏ.

Chọn cành mai giống

  • Lựa chọn cành mai giống phải đạt 2 điều kiện: cành ở vị trí cao nhất và nằm ở hướng có nhiều ánh sáng nhất. Nếu thiếu 1 trong 2 yếu tố trên thì khả năng mọc mầm sẽ yếu hơn so với nếu đủ cả hai.
  • Chọn cành không quá già vì nếu cành lớn tuổi khó sống.
  • Chọn cành có đường kính tương đương 0,5 mm khoảng bằng chiếc đũa ăn cơm trở lại.
  • Lấy chiều dài của cành theo nguyên tắc: đường kính cành lớn thì lấy dài, đường kính cành nhỏ thì cắt ngắn. Độ dài tối đa 15cm và tối thiểu 12cm không tính trừ hao 2 đầu. Không cắt cành ngắn hơn vì cành mai giống dễ bị khô và khó ra rễ.

Thời điểm giâm cành mai

  • Chọn thời điểm thích hợp, nhiệt độ trong khoảng 20-30 độ C.
  • Vào mùa mưa nên có mái che và để cành giâm cao khỏi bị ngập úng.
  • Tuỳ loại mai mà thời điểm giâm cành khác nhau, trung bình từ tháng 5 dương lịch đến tháng 7 dương lịch.
  • Đến thời điểm sắp giâm cành, nên hạn chế phân bón có hàm lượng lân nhiều vào thời điểm cuối năm vì sẽ kích thích cây ra nụ. Thay vào đó bón nhiều phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây mai ra chồi.

Cắt cành giâm

  • Mỗi cành giâm nên cắt bỏ hết lá chỉ chừa lại 1 lá gần phần gốc ở vết cắt khoảng 1cm. Lưu ý sử dụng kéo cắt lá chứ không vặt có thể làm xước phần dao.
  • Dùng dao bén để cắt vát 2 đầu, nên sử dụng mỗi vết 1 bằng 1 lần cắt để không bị dập cành giâm.
  • Vết cắt phía trên nên được cắt nghiêng để hạn chế đọng nước dễ sinh bệnh.

Bổ sung chất kích thích ra rễ

Lấy cành giâm ngâm phần gốc trong khoảng 2-3 giờ trong hỗn hợp thuốc kích thích mọc rễ Viprom pha với nước theo tỷ lệ 10 mg trong 1 lít nước trước khi tiến hành giâm cành.

Quy trình giâm cành mai

  • Bước 1: Chuẩn bị giá thể bằng tro trấu.
  • Bước 2: Dùng 1 que chọt lỗ trên mặt giá thể có độ sâu khoảng 1cm. Nếu chọt lỗ quá sâu sâu vài ngày giâm cành lớp vỏ lụa sẽ chuyển thành màu đen.
  • Bước 3: Đặt cành mai giống vào lỗ và lấp lại, dùng tay ấn nhẹ nhàng xung quanh gốc.

 2. Chăm sóc cành giâm

 Nước tưới cho cành giâm

  • Nước là yếu tố rất quan trọng để cho cành giâm có thể sinh rễ và sống. Nước tưới không được nhiễm mặn, nhiễm phèn và độ pH dao động trong khoảng 5,5 - 6,5.
  • Sử dụng nước mưa là tốt nhất để tưới, nếu không có thể dùng nước máy đã phơi nắng 3-4 ngày để bay hơi bớt clo hoặc dùng nước giếng.
  • Nếu thời tiết nắng và gió nhiều có thể tưới nhẹ mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát, có thể sử dụng vòi hoa sen có lỗ nhỏ để tránh ảnh hưởng đến gốc cành giâm. Nếu điều kiện thời tiết mưa thì hạn chế tưới nước.
  • Đảm bảo độ ẩm đạt 100% ở khu vực để cành giâm bằng cách sử dụng phun sương và đất ẩm để cành giâm không bị khô, tăng khả năng ra rễ.

Phân bón cho cành giâm

  • Lúc cành giâm chưa ra rễ và đâm chồi thì không nên sử dụng phân bón. Bón phân trong giai đoạn này có thể làm chết cây vì nóng.
  • Đợi cây phát triển và lá có màu xanh mới có thể sử dụng phân bón vô cơ bằng cách pha nước loãng và phun.
  • Đối với phân hữu cơ chỉ được sử dụng khi đã qua xử lý, ủ hoai mục và dùng khi cây con đã phát triển.

Sau khi thực hiện các bước giâm cành mai chúng ta cũng nên quan tâm chăm sóc để cành có thể ra rễ, sinh chồi tốt. Độ ẩm là yếu tố cần thiết cần được duy trì. 

https://www.fao.org.vn/nhan-giong/giam-canh-mai-vang

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5