Kiến
- Kiến tấn công và làm tổ ở gốc là bệnh khá phổ biến ở sen đá. Kiến sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ cây. Vì vậy khi có biểu hiện của kiến di chuyển ở gốc cây thì phải xử lý ngay.
- Biện pháp xử lý: trộn thuốc kiến với thay giá thể sen đá hoặc thay giá thể mới cho cây rồi bổ sung thêm thuốc diệt kiến trên bề mặt chậu.
Rệp
- Rệp là loại sâu bệnh hay bám trên sen đá và gây hại cho cây, tuy nhiên lại khó phát hiện đến khi cây bị bệnh nặng. Rệp sinh trưởng và phát triển nhanh trong điều kiện ít ánh sáng và nóng ẩm. Khi bị rệp tấn công, sen đá sẽ héo và rụng lá, nếu kéo dài cây sẽ chết.
- Có 4 trường hợp rệp thường gặp ở sen đá đó là: rệp sáp, rệp phấn ở đầu ngọn và gốc sen, ở trong rễ.
- Biện pháp xử lý: nếu mới phát hiện, rệp chưa lây lan nhiều, có thể dùng cồn 50 độ pha loãng xịt trực tiếp vào chỗ bị rệp khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nếu rệp đã phát triển và lan rộng ra nhiều cây thì nên dùng thuốc tím đặc trị rệp rắc trực tiếp lên chỗ bị rệp. Sau đó rải thêm ngay gốc cây để trị rệp.
Nếu là rệp sáp thì nên cạo sạch lớp rệp bám trên cây, vì loại này bám rất chắc, sau đó giã nhuyễn tỏi lọc lấy nước pha loãng xịt mỗi ngày
Nếu rệp tập trung bộ phận gốc và ở rễ cây sen đá nên trộn thuốc tím vào giá thể mới và thay cho cây.
Sâu đục thân
- Bệnh sâu đục thân rất nguy hiểm đối với sen đá, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phát triển của cây. Nếu bị sâu tấn công lâu dài, cây sẽ bị sâu ăn mục thân và sẽ không cứu cây được nữa. Cây có biểu hiện héo dần, bắt đầu từ những lá gốc dần đến ngọn, vì vậy chúng ta nên quan sát kỹ những biểu hiện của cây để phát hiện sâu đục thân sớm.
- Biện pháp: khi cây có biểu hiện của sâu đục thân, cần nhổ cây lên để kiểm tra. Nếu đúng cần cắt bỏ phần bị sâu, đặt cây ở ở vị trí thoáng mát trong 3-4 ngày rồi trồng lại trên giá thể mới. Biện pháp phòng ngừa sâu đục thân là giữ cho cây sạch cỏ, thường xuyên cắt tỉa những lá bị hư, héo và rụng, để cây ở vị trí thông thoáng, cách nhau
Nấm
- Nấm là bệnh phổ biến ở cây sen đá vào những mùa mưa hoặc thời tiết thất thường. Biểu hiện trên cây là đốm đen trên lá và thân tuỳ vào loại nấm và vị trí tấn công. Khi cây sen đá đang phát triển bình thường mà héo dần từ lá gốc lên thì cây thì nên nhổ cây lên để kiểm tra, nếu không có rễ trắng thì có thể bị nấm rễ.
- Biện pháp: bạn cần cắt bỏ phần thối, đen, sâu và bôi nhẹ cồn vào vết cắt để sát trùng, phơi cây ở nơi râm mát từ 1 đến 3 ngày cho khô vết cắt rồi trồng lại. Có thể sử dụng thuốc Tetracyclin, Gynofar, Coc85 để bôi lên vị trí nấm nếu mới phát hiện.
- Để phòng bệnh nấm ở cây sen đá, nên phun thuốc phòng nấm mỗi 2-4 tuần một lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Có thể sử dụng chất hữu cơ như oxy già hay Gynofar pha với nước theo tỷ lệ 10ml thuốc với 1 lít nước phun đẫm lá và thân vào sáng sớm để ngừa nấm lá, nấm thân. Người trồng cũng có thể dùng Coc85, Anvil 5SC, nấm Hồng để phun, tuy nhiên đây là thuốc hoá học nên cần pha loãng hơn so với chất hữu cơ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể cào nhẹ một lớp đất trên mặt chậu và rải một lớp mỏng nấm đối kháng, sau đó lấp đất lại và tưới nước. Nên bổ sung định kỳ nấm đối kháng trong 2-3 tháng mỗi lần để giúp đất có nhiều vi khuẩn có lợi và tơi xốp.
Sen đá bị vàng và rụng lá
- Đây là biểu hiện khá thường gặp của cây, nếu dụng vào lá thì lá dễ rụng., nguyên nhân có thể do thiếu sáng, thiếu nước hoặc do nấm mốc gây ra. Nếu cây bị nấm mốc cần chữa ngay nếu không cây sẽ không cứu được.
- Biện pháp: Cần kiểm tra kỹ, nếu thiếu nắng thì nên đem cây phơi nắng vào sáng sớm và chiều mát, bổ sung độ ẩm cần thiết cho cây nếu thiếu nước. Nếu sen đá bị nấm mốc nên tách cây ra khỏi vườn để tránh lây lan, đồng thời phun thuốc diệt nấm và đem cây đi phơi nắng
Trên đây là một số loại bệnh phổ biến và các biện pháp xử lý, các bạn nên chú ý quan sát cây thường xuyên để phát hiện những bất thường của cây và có hướng xử lý kịp thời để bảo vệ và giúp cây phát triển khỏe mạnh nhé.
https://shopcaytrong.com/kinh-nghiem-tri-mot-so-benh-thuong-gap-o-sen-da/