Ý nghĩa của cây xương rồng
Xương rồng là loại cây có thể sống và phát triển trên những vùng đất khô cằn, sỏi đá, có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt mà khó có loại cây nào sánh được. Vì vậy xương rồng mang rất nhiều ý nghĩa về mặt sinh tồn.
- Đầu tiên có thể nói đến sức sức sống bền bỉ, mãnh liệt của xương rồng khi có thể sống ở sa mạc, nơi có thể nóng lên đến 50 độ và lạnh âm 10 độ C, quanh năm nắng nóng không có mưa, những xương rồng vẫn sống tốt. Nó được xem là biểu tượng cho ý chí mạnh mẽ và kiên cường, vượt mọi khó khăn, thử thách. Vì vậy mà xương rồng hay được dùng để làm quà tặng bạn bè, người thân với ý nghĩa này.
- Ý nghĩa thứ 2 có thể kể đến là khả năng chắt chiu từng giọt nước hiếm hoi để làm cho thân cây mọng nước, căng tràn nhựa sống. Xương rồng còn là biểu tượng của tinh thần vượt khó, tiết kiệm để giúp mình trở nên tốt hơn.
- Xương rồng còn mang ý nghĩa tình yêu thầm lặng nhưng bền bỉ. Bản thân gai góc, không đẹp mắt nhưng khi nở ra những bông hoa tươi đẹp, rực rỡ thì khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi và say mê.
Tác dụng của cây xương rồng khi trồng trong nhà
Giảm tác hại của tia tử ngoại
Một tác dụng rất hữu ích của xương rồng mà ít người biết đến, với cuộc sống ngày càng hiện đại, thiết bị điện được trang bị trong gia đình càng tăng lên thì mức độ ảnh hưởng của các tia tử ngoại càng cao từ những vật quen thuộc như tivi, điều hoà, điện thoại, máy tính… Cây xương rồng sẽ hấp thu một phần các tia tử ngoại này nếu được đặt lại gần. Vì vậy, có một cây xương rồng nhỏ đặt cạnh các thiết bị điện cũng là ý tưởng không tồi.
Món ăn
Với loại xương rồng nopal hay còn gọi là xương rồng tai thỏ, rất nhiều nước như Mexico, Mỹ dùng làm thức ăn như một món rau thông dụng. Có thể chế biến đa dạng các món như salad, làm gỏi, sinh tố, xương rồng xào ớt… còn gì tuyệt vời hơn khi có một sân thượng trồng sẵn xương rồng và chỉ việc hái vào chế biến thành món ăn ngon và tốt cho sức khỏe
Phong thuỷ
- Về mặt phong thuỷ, xương rồng hợp những người mệnh Kim, nó giúp xua đi những điều đen đủi, loại bỏ tiểu nhân và mang đến tài lộc, sức khoẻ và may mắn cho gia chủ.
- Với những người tuổi Thìn khi trồng xương trồng trong nhà, sẽ hỗ trợ khá tốt trong sự nghiệp, sức khỏe và tình duyên.
- Với những người không quan niệm về phong thuỷ thì trồng xương rồng trang trí hợp lý giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, không gian trở nên hiện đại và đẹp mắt hơn
Tác dụng làm đẹp
- Trồng xương rồng trong những không gian thiếu sáng trong căn nhà giúp làm lọc không khí, giúp tinh thần thư giãn, sảng khoái hơn vì loại cây này có khả năng quang hợp mạnh mẽ ngay cả trong điều kiện không đủ ánh sáng.
- Tinh chất xương rồng có các thành phần chăm sóc, tái tạo và dưỡng da nổi trội như: Vitamin E, Vitamin K, Betanin, Flavonoid, Axit linoleic, axit béo với những tác dụng như:
- Vitamin E giúp trung hòa và tăng tái tạo tế bào
- Vitamin K giúp làm mờ vết thâm, nám và đốm nâu cũng như quầng thâm dưới mắt.
- Betanin chống lại các dấu hiệu lão hóa bởi các phần tử chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Flavonoid bảo vệ làn da trước các dấu hiệu tổn thương do mụn.
- Axit linoleic có khả năng kích thích sản sinh các tết bào mới.
- Axit béo thiết yếu giúp làm mờ nếp nhăn và tái tạo làn da trở nên tươi trẻ.
Điều trị bệnh
- Mỗi bộ phận trên cây xương rồng đều chứa các chất có lợi cho sức khoẻ và điều trị bệnh cho con người, tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, có thể bị độc.
- Thân cây xương rồng chứa dung dịch có thành phần kháng sinh để chữa các bệnh như mụn cóc, bệnh ngoài da, thấp khớp, sát trùng, tiêu thũng, thông tiện.
- Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà
- Lá của loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
- Nhựa cây có thể chữa chữa đau bụng hay chống ngứa…
Qua những thông tin trên chắc hẳn nhiều bạn sẽ khá bất ngờ về những lợi ích và tác dụng của loại cây gai góc này mang lại. Tuy nhiên, xét về mặt phong thuỷ, không nên đặt chậu xương rồng tại bàn làm việc đâu nhé. Muốn điều trị bệnh bằng xương rồng cũng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nam để đạt hiệu quả mà không bị độc.