Ý nghĩa cây vạn tuế
Loài cây này không chỉ đơn thuần là cây cảnh đem lại một không gian xanh cho gia đình mà loài cây này còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Theo như phong thủy thì dáng đứng uy nghiêm cùng với một sức sống vô cùng mãnh liệt thì loài cây này biểu trương cho sức mạnh sự kiên trì bất khuất, luôn cố gắng vươn lên để đạt được những thành công trong cuộc sống.
Loài cây này còn tượng trưng cho sự trường thọ, bất tử của cuộc sống. Chính vì như thế mà nhiều người còn dùng những cây này để làm quà tặng cho người thân với sự mong muốn họ sống lâu, bách niên giai lão.
Ngoài ra thì tên gọi của loài cây này cũng thể hiện một sự sang trọng, mang đậm yếu tố âm dương có thể xua đi những điều xui xẻo và trừ tà ma. Vì vậy mà loài cây này mang đến cho gia đình một cuộc sống an lành và tài lộc thăng quan tiến chức. Điều đặc biệt là loài cây này không xung khắc với bất kỳ cung hoàng đạo nào và cũng không kỵ với tuổi nào nên vì thế bất cứ ai cũng có thể trồng loài cây này để mang đến cho gia đình nhiều điều may mắn. Loài cây này thường được trồng ở đâu mới hợp phong thủy? thì loài cây này nên trồng trước nhà hoặc trồng trong khuôn viên vườn của gia đình.
Phân biệt vạn tuế với thiên tuế
Vì hai loài cây này cùng họ với cycadaceae nên rất nhiều người không thể phân biệt được hai loài cây này với nhau, bởi vì một số đặc điểm bên ngoài của hai loài cây này khá giống nhau. Tuy nhiên thì cây vạn tuế có nhiều đặc điểm khác cây thiên tuế:
Cây vạn tuế: Thân cây của loài này thường trơn hơn giống như cây dừa không hề có gai, có màu vàng nhạt, màu vàng càng rõ hơn khi gần lên ngọn, còn phần gốc thì thường nhỏ từ trên ngọn và to dần khi đến gốc. Lá của loài cây nào mỏng, mềm, đâm thẳng lên trời. Loài cây này sinh sản thường là bằng trái, khi trái của cây này rụng thì người ta dùng chúng để gieo trồng.
Cây thiên tuế: Thân của loài cây này có nhiều gai nhọn, có màu vàng nhạt, thân cây to đều từ gốc đến ngọn giống như cây cau. Loài cây này có lá hình kim, màu xanh nhẵn, mọc nhiều ở trên cuốn. Các cây con thì thường mọc ra từ gốc hoặc giữa cây có màu nâu và nhiều gai nhọn.
Cách trồng cây vạn tuế
Thời vụ
Loài cây này thường trồng vào những tháng 3-4 hoặc vào tháng 8-9 hằng năm lúc đó thì khí hậu thuận lợi nên cây phát triển và sinh trưởng rất tốt.
Tiêu chuẩn nhân giống
Nếu như chúng ta muốn cây trồng khỏe mạnh thì việc chọn lựa cây giống là yếu tố quyết định đầu tiên. Cây con được trồng cần chọn những loại cây không bị sâu bệnh, cây to khỏe có đường kính thân khỏe mạnh và có đầy đủ các bộ phận như thân lá và rễ.
Tiêu chuẩn đất
Cây vạn tuế thì nên trồng trong đất thịt, khi chúng ta trồng nên chọn đất phải sạch, giàu chất dinh dưỡng và phối trộn với một chút phân chuồng và vôi bột để khử khuẩn cho cây. Sau đó chúng ta trộn đều chúng lại với nhau sau đó đem ủ khoảng một tháng mới tiến hành trồng.
Kỹ thuật trồng cây
Chúng ta chuẩn bị cây đặt lên trên bề mặt đất ở những hố đã trồng sẵn, tiến hành đặt gốc cây và lấp đất lại sao cho phần đất chỉ chạm đến phần gốc phình to của thân cây, tuy nhiên chúng ta không nên trồng quá nóng hoặc quá sâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây, sau khi trồng thì chúng ta tưới nước để giữ ẩm cho cây ngay và sau đó khoảng một tháng để giúp cho cây phát triển khỏe mạnh trở lại như trước.
Cách chăm sóc cây
Trong thời gian đầu thì cây con mới được trồng nên chăm chỉ tưới nước một chút sẽ giúp cho cây nhanh chóng vào đất. Những tháng tiếp theo thì tùy thuộc vào từng điều kiện mà chúng ta tiến hành tưới cho phù hợp để giúp cho cây có đủ độ ẩm mà làm cho cây không bị ngập úng, chúng ta tưới định kỳ cho cây khoảng từ 2-3 ngày 1 lần.
Lưu ý cây vạn tuế là một loài cây khỏe có sức sống vô cùng tốt nhưng nếu như chúng ta để cây khô héo sẽ làm ảnh hưởng đến việc ra lá của cây và cây bị còi cọc chậm phát triển, hãy thường xuyên chăm sóc để cây phát triển mạnh mẽ, đảm bảo tính thẩm mỹ cao của loại cây này nhé.