Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết hướng dẫn bón phân cho hoa hồng để đạt hiệu quả cao.
Những loại dinh dưỡng cần cung cấp cho hoa hồng
- Nguyên đó đa lượng: Kali, Đạm, Lân
- Nguyên tố trung lượng: Magie. Lưu Huỳnh, Canxi.
- Nguyên tố vi lượng lượng: Sắt, Đồng, Kẽm, Magie, Mangan, Clo…
Tác dụng của phân bón đối với hoa hồng
- Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ của đất, giúp đất tơi xốp và thông thoáng, cải thiện độ pH trong đất.
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết và bổ sung dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cây hoa hồng, đảm bảo chất lượng bông hoa về form dáng và màu sắc, số lượng.
- Giúp cây hoa hồng có khả năng kháng bệnh , nấm. Các loại phân vi sinh thúc đẩy quá trình hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật có lợi cho hoa hồng. Những loại phân hữu cơ chứa Sắt, Đồng… làm hạn chế bệnh vàng lá trên hoa hồng.
Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu
Trước khi cho cây hoa hồng vào chậu nên bổ sung các loại phân có thành phần Photpho cao để bổ sung chất dinh dưỡng vào đất và giá thể. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào khối lượng đất trong chậu, kích cỡ chậu và kích cỡ cây mà thay đổi cho hợp lý, tránh bón quá nhiều phân trong chậu ảnh hưởng xấu cho cây. Dùng phân hữu cơ ủ hoai chung với những thành phần thoát nước tốt như xỉ than tổ ong, cát. Có thể dùng phân đậu tương ủ hoặc chuối và vỏ trứng ủ trộn đất thịt để vào chậu.
- Giai đoạn 1: đối với cây con nên rải phân NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8 bằng cách tạo một khe rãnh từ 3-5cm quanh thành chậu,rồi lấp đất và tưới nước. Sau 3-5 ngày hoà tan phân NPK hoặc phân hữu cơ và phun phân bón dinh dưỡng giúp rễ phát triển tốt hơn và khi cây ra hoa thì màu sắc sẽ tươi sáng hơn.
- Giai đoạn 2: sau 10-15 ngày trồng, lúc này cây hoa hồng bắt đầu ra rễ, chúng ta tiến hành pha loãng phân NPK tưới cho cây. Với liều lượng 70-100gr pha với 10-15 lít nước. Mỗi lần tưới cách nhau 30 ngày là vừa phải, làm liên tục cho đến khi ra hoa. Đồng thời, nên bổ sung thêm phân trùn quế để giữ ẩm cho đất, cải tạo cho đất trồng hoa hồng và tăng cường chất hữu cơ cho cây, giúp hoa hồng ra hoa cánh chắc khoẻ, màu tươi sáng và đúng form hoa.
Cách bón phân cho hoa hồng trồng vườn.
Đối với hoa hồng trồng vườn, đất nên được cày xới kỹ trước khi trồng, ủ phân hữu cơ kèm vôi để khử độ chua trong đất đồng thời cấp ẩm và làm đất được thông thoáng.
- Bước 1: sau khi hoa tàn tiến hành cắt tỉa toàn bộ cành khô, hư, sâu bệnh, thu dọn rác sạch sẽ và bón phân. Sau cắt tỉa 2-3 ngày tiến hành tưới chế phẩm đỗ tương ngâm với phân bón Garsoni để cây tăng cường khả năng nảy chồi.
- Bước 2: khoảng 7 – 10 ngày sau khi tưới chế phẩm đỗ tương và phân bón Garsoni, cây bắt đầu đâm chồi. Lúc này nên tiếp tục tưới chế phẩm đỗ tương ngâm với Phân bón Garsoni trộn phân hữu cơ khoáng HVP301B
- Bước 3: sau 2 tuần kể từ khi tỉa cành tiến hành phun phân bón lá Miracle Grow. Có thể thay thế bằng phân bón NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8.
- Bước 4: sau khoảng 7 – 10 ngày tiếp theo, cây bắt đầu phát triển nụ, tiến hành bón cho vườn gồm: phân hữu cơ khoáng HVP301B+ Phân bón Garsoni. Có thể thay thế bằng loại phân NPK là 15-15-20+TE,13-13-13+TE, 20-20-25+TEhay. Phân Novatec premium 15-3-20-2+10S+TE đang được ưa chuộng vì chứa hàm lượng Kali khá cao quyết định hoa có màu đẹp và bông cũng lâu tàn, cánh hoa cứng cáp khó héo, dập.
- Bước 5: giai đoạn hoa hồng nở hoa, có thể cung cấp thêm phân chứa Kali để cánh hoa tươi tắn và cứng cáp bón phân hữu cơ để cải tạo đất cho chu kỳ sinh trưởng của lần đâm chồi kế tiếp hoặc không bón phân cũng không sao.
Lưu ý: rải phân xung quanh gốc, không bón quá gần gốc và phải tưới đẫm sau bón phân. Có thể rải trực tiếp và lấp đất lại để phân không bị nắng khô hoặc tốt nhất là ngâm hòa tan hẳn vào nước và tưới quanh gốc để cây hấp thu tốt lượng phân cung cấp.
Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành, ra hoa ổn định.
- Bước 1: Đối với hoa hồng được trồng lâu, cho năng suất hoa ổn định, dù trồng vườn và trồng chậu thì khâu bón phân hữu cơ ủ để cải tạo đất là rất quan trọng. Nên cung cấp đầy đủ chất để cây tiếp tục phát triển nuôi thân và lá.
- Bước 2: Vào thời điểm cây ra hoa nên bổ sung 200-300gr phân hữu cơ và 50gr phân NPK có chứa nhiều Kali vào mỗi gốc hoa hồng. Mỗi lần bón cách nhau 7-10 ngày.
- Bước 3: Sau khi hoa tàn và không phát triển chồi, nên cắt tỉa cây gọn gàng, bỏ nhánh hư sâu và thay đất. Đồng thời bổ sung phân hữu cơ, phân trùn quế với liều lượng từ 1-2 kg/chậu.
Trên đây là những cách bón phân cơ bản cho hoa hồng, hy vọng có thể giúp cho anh chị tham khảo và áp dụng thành công để có một vườn hồng đẹp và đạt theo yêu cầu đưa ra.