Vậy làm thế nào để thay đất và chậu cho cây hoa mai sau tết được hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến cây. Chúng ta cùng xem qua hướng dẫn sau:
1. Hướng dẫn thay đất cho hoa mai
Thời điểm thay chậu mới.
Sau những ngày tết vào khoảng mùng 5-10 Tết âm lịch, tiến hành di chuyển chậu mai ra nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ và thông thoáng trong 3-4 ngày, không để nơi có nắng gắt làm khô cành, cháy lá.
Tỉa cành
- Dùng dụng cụ cắt tỉa bỏ những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh để tránh ảnh hưởng lên toàn bộ cây. Những cành hoa đã tàn hoặc chưa nở đều được cắt bỏ để tập trung sức cho cây mai phát triển, tuy nhiên tránh cắt bỏ hoa đã hoặc đang trong quá trình tạo hạt.
- Đối với mai đã trồng lâu trong chậu cũ sẽ ra nhiều rễ và rễ đã già, cần phải tỉa bớt rễ cho cây để có được nhiều hoa cho năm sau. Cách tỉa rễ cho mai đơn giản là dùng dụng cụ chuyên dụng để tỉa rể và tiến hành cắt móc xuống đất nhẹ nhàng và tạo một vòng tròn quanh gốc để tạo bầu.
Vệ sinh cây
Sau khi cắt tỉa cây mai gọn gàng và sạch sẽ, ta nên dùng vòi nước phun mạnh vào thân cây để loại bỏ chất bẩn cũng như vi khuẩn, sâu bọ bám thân cây. Đồng thời dùng bàn chải chà nhẹ vào phần gốc cây.
Đất trồng
Để trồng mai hiệu quả cần sử dụng đất thịt và nhiều chất hữu cơ. Tránh các loại đất nhiễm phèn, chua.
Dùng 80% đất thị và 20% hỗn hợp các loại xơ dừa trộn chung với tro trấu, phân trùn quế tỷ lệ bằng nhau để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và chất hữu cơ cho mai, làm đất tơi xốp và thông thoáng. Có thể thay phân trùn quế bằng các loại phân hữu cơ khác như phân dê, phân dơi… nhưng tuyệt đối phải được ủ và xử lý tốt mới sử dụng.
Có thể sử dụng 1-2 kg phân trùn quế với 50-100g phân phân rồi trộn đều để sử dụng thay thế hỗn hợp trên.
Chọn chậu mới
- Tuỳ vào độ lớn của cây mà chọn kích cỡ chậu phù hợp, nên chọn chậu lớn hơn so với chậu cũ để mai phát triển.
- Chất liệu chậu nên sử dụng xi măng, đất nung, chậu sành, nhựa cứng có độ dày tương đối… và hình dạng tùy nhu cầu. Thường chất liệu xi măng là được lựa chọn nhiều hơn cả bởi tính chắc chắn, bền và đủ độ nặng để cây không bị ngã đổ.
2. Hướng dẫn thay chậu cho hoa mai.
- Bước 1: Rải vào lớp nền chậu 1 lớp đất nung hoặc sỏi, có thể dùng miếng gạch nhỏ để tăng khả năng thoát nước cũng như hạn chế chuột phá hoại. Sau đó cho hỗn hợp đất và phân bón đã trộn vào 2/3 chậu.
- Bước 2: Đối với chậu mai hiện tại cần để thẳng và móc đất xung quanh rìa chậu nhẹ nhàng. Sau đó nghiêng chậu 45 độ và dùng tay đỡ gốc mai ra, lay nhẹ chậu bốc cả gốc mai và thân khỏi chậu cũ. Vì trước đó ta đã cắt tỉa mai và tạo bầu đất nên bước này tương đối dễ dàng. Lưu ý tránh làm gãy cành hay ảnh hưởng đến rễ.
- Bước 3: Đặt cây thẳng đứng vào chậu mới và lấp lượng đất còn lại vào chậu cho đến khi ngập rễ hoặc phù hợp với cây mai đang trồng, tuyệt đối không nén đất chặt xuống chậu.
- Bước 4: Tưới nước đẵm chậu , tưới đến khi thấy nước chảy ra ngoài qua những lỗ thoát nước dưới đáy chậu là được
- Bước 5: Nếu điều kiện thời tiết nắng nóng cần đặt chậu ở nơi có bóng râm hoặc dùng lưới che. Tháo dàn lưới che sau 5-7 ngày trồng nếu có, thời điểm tháo dàn che là chiều mát.
Việc thay thế loại đất mới cho cây mai là cần thiết để bổ sung hàm lượng đạm và hàm lượng Kali cần thiết cho cây cây. Thay chậu để cây được cắt tỉa rễ già và trồng qua môi trường chậu phù hợp kích cỡ hơn để dễ dàng phát triển. Do mai ưa nắng ráo nên khi trồng chúng ta nên chú ý vị trí đặt mai cũng như chế độ tưới nước, phân bón, chăm sóc… để cây mai sinh trưởng tốt và mùa hoa mỹ mãn cho năm sau.
https://sfarm.vn/huong-dan-thay-dat-chau-cho-cay-mai-sau-dip-tet/