Skip to content

Kỹ thuật chiết cành ở cây hoa đào

Admin 30.04.20213877 lượt xem
Chiết cành đào là một phương pháp nhân giống đơn giản lại hiệu quả, đồng thời giữ nguyên lại được những đặc tính của cây mẹ, chính vì vậy được nhiều người áp dụng cho cây đào nhà mình. Tuy đơn giản nhưng đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ và tuân thủ quy trình để đem lại hiệu quả cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật chiết cành ở cây hoa đào đạt 100%.

Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết cành hoa đào

  • Ưu điểm: Cây đào con được tạo nên từ phương pháp chiết sẽ thích nghi tốt với điều kiện sống và môi trường xung quanh. Cây đào con giữ được những đặc tính của mẹ, nên thường sử dụng phương pháp chiết này với những cây đào, giống đào có nhiều ưu điểm. Khi sử dụng phương pháp chiết, đào sẽ cho hoa sớm hơn các phương pháp nhân giống khác. Ví dụ nếu chiết cành đào thì 1-2 năm sau là cây sẽ nở hoa, còn nếu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt có thể mất 2-3 năm cây mới cho hoa.
  • Nhược điểm: Qua nhiều thế hệ, cây con dễ bị thoái hoá, vì vậy việc chọn cây để chiết là vô cùng quan trọng. Cây được tạo không có rễ cọc nên yếu hơn, rẽ không đâm sâu xuống để hút chất dinh dưỡng. Với phương pháp này, số lượng cây tạo nên ở mức tương đối

Chuẩn bị dụng cụ

  • Kéo, dao nhỏ bén.
  • Bao nilon, dây nilon to bản.
  • Thuốc kích thích mọc rễ.

Thời điểm chiết cành

Chiết cành đào vào cuối năm từ tháng 10-11 âm lịch là hợp lý nhất, đây là khoảng thời gian cây chưa ra hoa, tập trung phát triển các bộ phận lá, cành nên khả năng sống và sinh trưởng sau khi chiết cao.

Chọn gốc chiết: nên chọn những cây đào có tuổi từ 2-3 năm, khoẻ mạnh không sâu bệnh. Không nên chọn cây quá già hay quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, sự phát triển và tuổi thọ của cây sau chiết.

Chọn cành chiết: chọn những cành khoẻ, lá xanh tươi, không bị vàng lá. Lựa chọn 1 cành nhỏ cỡ ngón tay trỏ và ở giữa tầng tán phơi ra ánh sáng.

Chuẩn bị đất: sử dụng vôi ủ với phân chuồng hay phân trùn quế ủ hoai mục. Trộn hỗn hợp này với đất thịt theo tỷ lệ 1:3 và làm ẩm 70%.

Tiến hành chiết cành:

  • Bước 1: Dùng dao khoanh 2 vòng tròn trên nhánh đã chọn sao cho song song cách nhau từ 4cm đến 8cm, rạch 1 đường thẳng giữa 2 đường khoanh này và bóc vỏ cây tại vị trí cần chiết. Tuỳ vào đường kính nhánh đào chiết mà canh độ dài bóc vỏ phù hợp.
  • Bước 2: Dùng dao cạo sạch lớp vỏ lụa nhầy bám bề ngoài phần gỗ, có thể phạm vào phần gỗ 1 xíu cũng không sao.
  • Bước 3: Sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng rể bôi vào phần vỏ phía trên vị trí đã bóc vỏ để cây ra rễ nhanh và đều.
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp đất đã chuẩn bị, giàn mỏng đều đủ bó xung quanh vị trí cắt. Sau đó sử dụng bao nilon quấn xung quanh nhiều lớp tạo thành bầu đất. Lấy dây nilon buộc chặt 2 đầu bầu. Lưu ý nên để lượng đất vừa phải, nếu đất ít quá sẽ bị khô, vị trí chiết không thể ra rễ được.
  • Bước 5: Đặt cây sao cho vị trí chiết mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và tưới nước, chăm sóc cây như bình thường.
  • Bước 6: Sau 2-3 tháng quan sát thấy rễ chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh, lúc này bộ rễ mới phát triển khá đầy đủ và khoẻ. Ta tiến hành cắt lá già trên nhánh chiết, dùng cưa cắt cành chiết và cho vô chậu hoặc đất vườn để chăm sóc.

Những lưu ý trước và sau chiết cành hoa đào.

  • Đất ủ để chiết cành cần hoai mục, ủ và xử lý cẩn thận để hạn chế bệnh.
  • Đất chọn là đất thịt, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua.
  • Nếu chọn cành ngang để chiết thì cần lưu ý đặc điểm cành ngang nhỏ và có nhiều nhánh, thường được sử dụng bởi dễ cắt tỉa và tạo dáng sau này cho cây.
  • Nếu chọn cành vượt để chiết là những cành có kích thước lớn và mọc thẳng, cành vượt được chiết với mục đích nhân giống và giảm chiều cao của cây.

Sau khi hạ cành chiết cần cắt bỏ lá già, 1 phần lá non, chỉ giữ lại ít chồi non, lá non để hạn chế sự mất nước.

Sau khi trồng cần che bớt 50% độ sáng, để cây trong bóng mát và chỉ đưa ra ngoài vào thời điểm sáng và chiều. Tưới nước đầy đủ để cây phát triển.

 http://nghenong.vn/chiet/ky-thuat-chiet-canh-dao-220.html

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5