Skip to content

Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ

Admin 04.05.2021199 lượt xem
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh được nhiều người tìm mua để trang trí sân vườn, văn phòng, bàn làm việc, hành lang… bởi đây là một loại cây đẹp, mang ý nghĩa phong thủy và có khả năng thanh lọc không khí tốt. Tuy nhiên, sau khi mua thì làm thế nào để trồng cây đúng cách, giúp cây phát triển xanh tốt là vấn đề vô cùng cần thiết.

Cùng tìm hiểu phương pháp trồng cây lưỡi hổ từ những chuyên gia để cây lưỡi hổ của bạn luôn trong tình trạng đẹp nhất nhé.

Phương pháp trồng cây lưỡi hổ:

Khi lưỡi hổ được bày bán tại các cửa hàng cây thường rất đẹp, khỏe khoắn và tưới xanh. Tuy nhiên, khi mang về nhà mà không biết cách trồng và chăm sóc thì cây dễ mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Việc chăm sóc cây tốt rất quan trọng nhưng đầu tiên bạn cần biết cách trồng chúng trước. Thực hiện theo quy trình trồng cây lưỡi hổ dưới đây sẽ giúp bạn có được chậu cây như ý muốn.

Lưỡi hổ thuộc họ cây cảnh có khả năng chịu hạn tốt. Vì vậy, cây có thể phát triển trong nhiều môi trường khác nhau mà không cần tốn quá nhiều công chăm sóc, phương pháp trồng cây lưỡi hổ cũng rất đơn giản mà ai cũng có thể tự thực hiện được.

Nhân giống cây lưỡi hổ

Nếu bạn lựa chọn mua cây lưỡi hổ con tại của hàng cây cảnh thì không thực hiện công đoạn nhân giống tại nhà. Ngược lại, nếu bạn đang muốn nhân giống cây lưỡi hổ từ một chậu cây tưới tốt sang nhiều chậu hơn thì chỉ cần dùng tay tách nhẹ các cây nhỏ ra, đảm bảo cây không bị gãy hoặc mất rễ là được.

Đối với những người trồng đại trà để kinh doanh thì họ thường chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tiếp theo cắt những lá to, bánh tẻ và chia thành những đoạn nhỏ dài 5cm. Sau đó đem đi phơi héo và giâm chúng vào đất ẩm, từ đó lá phát triển thành cây con mới. Thời điểm thích hợp nhất để nhân giống cây lưỡi hổ là vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Khâu chuẩn bị chậu và đất trồng

Cây lưỡi hổ có đặc điểm không ưa nước nên đất trồng cần đảm bảo được độ xốp để giúp nước thoát nhanh. Vì vậy, nên trộn vào đất trồng thường một ít đất phù sa, mùn cưa để giúp cây phát triển nhanh và tốt hơn.

Dựa vào vị trí đặt chậu mà lựa chọn kích thước chậu phù hợp. Chất liệu chậu thường là gỗ hoặc sứ. Đối với những hộ gia đình có diện tích sân vườn rộng có thể trồng cây lưỡi hổ thành hàng rào sân vườn vừa có ý nghĩa phong thủy, vùa giúp thanh lọc không khí, ảnh hưởng tích cực đến thể chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ để cây phát triển xanh tốt

Cây lưỡi hổ sau khi được trồng cần phải lưu ý đến việc chăm sóc mới có thể giúp cây luôn phát triển tốt và tươi đẹp theo thời gian.

  • Tưới nước cho cây: Cây lưỡi hổ có xuất thân từ vùng khô hạn, không ưa nước. Vì vậy, quá trình chăm sóc không nên tưới quá nhiều nước cho cây. Nên tưới nước từ 1 hoặc 2 tuần/lần, khi tưới cây nên dùng bình phun ẩm cho cây để đảm bảo cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây.
  • Cung cấp ánh sáng cho cây: cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm, thích những khu vực có nguồn ánh sáng yếu thay vì những khu vực có ánh nắng gắt. Vì vậy, nên chọn những khu vực ít ánh nắng để trồng cây, đối với cây được trồng trong nhà nên đặt ở khu vực ít ánh sáng và cho cây phơi nắng sau 2,3 tháng vào thời điểm sáng sớm từ 7 giờ đến 9 giờ.
  • Cung cấp nhiệt độ và dinh dưỡng cho cây: Nhiệt độ lý tưởng để cây lưỡi hổ phát triển tốt là khoảng 20 đến 30 độ C. Đối với mùa đông, nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân để cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh. Bón lân khoảng 3 đến 4 tháng 1 lần và bón thúc ở vị trí cách gốc cây khoảng 10cm.

Trên đây là toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách giúp ai cũng có thể sở hữu một chậu cây lưỡi hổ đẹp, tươi tốt, sử dụng lâu dài. Nhìn chung, lưỡi hổ là loại cây phong thủy đẹp, vừa giúp trang trí nhà cửa, vừa mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ vừa giúp thanh lọc không khí, hút bụi bẩn, chất độc hại, trả lại môi trường trong lành, dễ chịu. Việc trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ cũng rất đơn giản, không tốn nhiều công sức chăm sóc nhưng vẫn có thể sở hữu một cây lưỡi hổ đẹp để trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc. Vậy, ngại gì mà không đi trồng ngay cho mình một chậu cây lưỡi hổ xinh tươi.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5