Skip to content

Phương pháp cắt tỉa khi hoa hồng đã tàn

Admin 24.03.2021331 lượt xem
Hoa hồng sau khi sắp tàn sáng hoa trở nên xấu đi. Vì vậy, cần cắt tỉa những bông hoa bị tàn như thế nào để hồng có thể tiếp tục cho hoa đẹp trong những vụ tiếp theo? Đây cũng là nỗi băn khoăn của những người mới trồng hồng và bài viết này sẽ giúp giải đáp thắc mắc này cụ thể nhất.

1. Vì sao nên cắt tỉa hoa hồng tàn:

Khi hoa hồng bắt đầu tàn, nếu không cắt tỉa cây sẽ tạo quả, dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi quả dẫn đến việc cây yếu đi.

Việc cắt tỉa hoa hồng không đồng loạt sẽ dẫn đến cây ra hoa không đều. Vì vậy, trên một cây hồng thường có hoa đang nở, hoa đung nụ hoặc đang đâm chồi ở một vài cành gây khó khăn cho việc bón phân.

Nên cắt tỉa hoa hồng đồng loạt nhằm tạo điều kiện cho cây ra hoa đồng đều, dễ chăm sóc và bón phân cho cây.

Tùy thuộc vào từng giống hoa hồng, điều kiện thời tiết và cách chăm sóc hoa mà lứa hoa hồng có chu kỳ ngắn hoặc dài. Thông thường từ 25 đến 40 ngày.

Nguyên nhân của việc hoa hồng chậm ra hoa, ít nụ hoặc không có hoa kể từ vụ đầu có thể là do chưa cắt tỉa cây đúng cách.

Chính vì thế, việc cắt tỉa hoa hồng là rất quan trọng nhằm kích thích sự đầm chồi non, tạo tán và ra hoa.

Nên cắt tỉa thường xuyên những cành hồng đã già yếu, những cành tăm nhỏ không có tác dụng, cắt tỉa càng nhiều thì cây phát triển cành mới càng nhiều, ra hoa càng sai.

2. Một vài lưu ý cần thiết khi cắt tỉa hoa hồng:

  • Lựa chọn dụng cụ cắt tỉa sắc và sạch khuẩn, vết cắt tạo thành góc 45 độ, vết cắt tính từ cuống hóa xuống 2 nách lá.
  •  Khi cắt nên dứt khoát và loại bỏ tất cả những cành tăm nhỏ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành khỏe.
  • Sau khi cắt xong có thể bôi keo liền sẹo cho hoa hồng giúp cây không bị mất nước và lây lan nấm bệnh, sùi cành từ vết cắt. 
  • Thông thường, khi cắt tỉa sát với nụ hoa cây sẽ cho lứa hoa tiếp theo nhanh hơn nhưng mầm hoa thường bé hơn.
  • Ngược lại khi cắt tỉa sâu xuống những cành cấp 1 thì cây thường cho hoa chậm hơn nhưng mầm sẽ mập, to khỏe và hoa cũng đẹp hơn.
  • Khi bông tàn tức là hết một chu kỳ sinh trưởng tạo quả, không tỉa nhánh hồng đúng lúc và cắt bỏ những cành già yếu thường xuyên sẽ làm kéo dài quá trình mọc chồi non mới của cây.
  • Trước khi hoa tàn nên cắt bỏ hoa để cây đâm chồi mới chuẩn bị cho kỳ ra hoa tiếp theo. Với những loại hồng ra hoa dạng chùm, muốn chùm to và đù nhau thì cần cắt bỏ bông ở chính giữa đi, vì bông giữa sẽ nhận được nhiều dưỡng chất nhất dẫn đến tình trạng các bông bên cạnh có xu hướng nhỏ và dáng xấu đi.
  • Với những cây hồng trên 1 cành phân ra nhiều nhánh mọc cùng lúc thì cần cắt bỏ những nhánh nhỏ và yếu, chỉ nên để lại 1 hoặc 2 nhánh để dưỡng chất tập trung nuôi nhanh, giúp cây khỏe và đều nhau, cho hoa đẹp.
  • Khi tỉa cành nên giữ lại những nụ chưa kịp nở hoặc đang nở, chỉ nên cắt những bông hoa sắp tàn, xấu mã, bông hoa bệnh, cành ngủ, cành già yếu.

3. Phương pháp chăm sóc hoa hồng sau khi cắt tỉa hoa tàn:

Sau mỗi đợt ra nhiều hoa cây hồng thường thị yếu, đơ, cành lá thiếu sức sống, vàng vọt. Sau khi tỉa cây xong cần chăm bón cẩn thận để cây hồi phục và cho hoa đợt tiếp theo.

  • Cần tưới đủ nước bởi nước là yếu tố không thể thiếu đối với sự sống và đối với hoa hồng cũng không ngoại lệ. Mỗi loại hồng sẽ có nhu cầu tưới nước khác nhau, nếu hoa hồng trồng chậu thì không cần tưới nhiều nhưng cần tưới đủ để cây có thể phát triển tốt.
  • Làm thế nào để biết tưới đủ nước: Tưới từng chút nhẹ nhàng xung quanh gốc hồng, khi nào nhận thấy đáy chậu có nước thoát ra là được.
  • Mỗi loại hồng có nhu cầu nước nhiều hoặc ít khác nhau, hồng cần đủ nước để quang hợp, nếu thiếu nước cây sẽ xuất hiện nhiều bệnh. Vì vậy, cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày 1 lần đối với hồng trồng dưới đất vào mỗi buổi sáng.
  •  Khi vào mùa hè, sau 10h sáng nên tránh tưới nước cho hoa hồng bởi lúc này trời đã nắng gắt dễ làm chết cây. Đối với hồng trồng chậu nên tưới 2 lần/ngày và hạn chế tưới vào lúc tối muộn sẽ làm nước đọng trên lá cây, gây nấm bệnh.
  • Bón phân hữu cơ hoặc phân NPK vào gốc hồng để kích thích cây đâm chồi, nhánh to đồng thời cũng nên bổ sung thêm 1 số loại phân vi lượng như kẽm, sắt, magie cho cây.
  • Phun thuốc ngừa mầm bệnh cho cây để tránh cây bị xâm nhập, ảnh hưởng bởi một số loại nấm bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, cho hoa của hồng.

Với hướng dẫn cắt tỉa hoa hồng đã tàn đơn giản, dễ hiểu giúp bạn tự tay chăm sóc vườn hồng, không tốn nhiều thời gian công sức mà vẫn sở hữu vườn hồng xanh đẹp, sặc sỡ nhất.

https://hlc.net.vn/ky-thuat-trong-trot/kinh-nghiem-cat-tia-hoa-hong-dung-luc-va-dung-cach-cho-cay-bat-mam-sai-hoa-2251-31462-article.html

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5