Skip to content

Phương pháp chăm sóc hồng leo Pháp đúng cách

Admin 28.03.2021258 lượt xem
Hồng Leo Pháp hiện được ươm trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Hồng Pháp thường có màu hồng sen, hồng phấn, trắng, cam, đỏ, tím…Tùy theo từng giống mà chúng trổ hoa đơn hoặc hoa kép và ra hoa quanh năm, nhiều bông và có mùi hương dịu nhẹ. Hồng Pháp ưa sáng, thông thoáng, mát mẽ, chịu lạnh, nhiệt độ ưa thích là 15-25 độ C, không yêu cầu nghiêm khắc về đất.

1. Những điều cần biết về hồng leo Pháp:

Đa phần những giống hồng leo được nhập từ các nước Châu Âu, hồng leo Pháp là loài cây có khả năng leo tường tốt, leo giàn hoặc cây chủ, khả năng leo tối đa là 10m. Về Việt Nam, các giống hồng leo khó ra hoa nên người ta thường ghép mắt hồng leo ngoại vào gốc tầm xuân để cây được khỏe mạnh và thích ứng với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Ngoài ra, người ta còn có thể nhiệt đới hóa các giống hồng leo ở những địa phương như Đà Lạt, Sapa sau đó tiến hành giâm cành và nhân giống ra từ cây mẹ.

2. Phương pháp chăm sóc hồng leo Pháp đúng cách để cây sai hoa:

So với những giống hồng leo nhập ngoại khác thì hồng leo Pháp được đánh giá là dễ trồng, dễ chăm sóc hơn. Dưới đây là phương pháp chăm hồng leo đúng cách để cây luôn sai hoa.

2.1. Điều kiện ánh sáng:

Cần đáp ứng lượng ánh sáng đủ 4-8 giờ mỗi ngày có nắng trực tiếp để cây phát triển và ra hoa bình thường.

2.2. Tưới nước cho hoa:

Cung cấp nước cho đầy đủ tưới đẫm nước và không tưới nước vào buổi tối.

  • Vào mùa hè: tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Vào mùa đông: 2,3 ngày tưới nước 1 lần và không tưới nước vào ban đêm.

2.3. Giá thể trồng hồng leo Pháp:

Giá thể trồng hồng leo Pháp là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây.

Nếu hồng leo Pháp được trồng trong chậu cần chú ý kích cỡ chậu phù hợp với gốc hồng và tán cây. Chậu cần có lỗ thoát nước để tránh ngập úng. Giá thể trồng hồng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết, nhẹ, tới xốp, giữ ẩm tốt và không chứa mầm bệnh, nấm.

Giá thể tốt nhất cho hồng leo Pháp là 50% đất thịt, 25% trấu sống, 15% trấu chín, 5% vôi, 5% phân bón và trichoderma sẽ giúp hồng leo phát triển tốt nhất.

2.4. Thay đất cho cây:

Đối với hồng leo Pháp trồng trong chậu sau khoảng 1 năm cần thay đất cho cây bởi lúc ngày nguồn dưỡng chất trong đất đã cạn kiệt, không gian chậu không còn đủ để rễ cây phát triển, cây có thể bị già, héo, cành nhỏ, cành răm, đất bị chai do sử dụng phân bón hóa học.

Trước khi thay chậu cho cây cần ngưng tưới nước khoảng 1 ngày để tránh tình trạng vỡ bầu, sau đó tiến hành nhấc toàn bộ cây hồng leo cùng bầu đất ra khỏi chậu và trồng vào chậu mới có đầy đủ giá thể mới và kích thước chậu lớn hơn.

Sau khi thay chậu cần tưới đẫm nước cho cây đến khi nhận thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước dưới đáy chậu thì ngưng tưới.

2.5. Mật độ trồng hồng:

Trồng hồng leo pháp với mật độ phù hợp, tránh trồng quá dày, thường xuyên cắt tỉa cây, uốn cành và vệ sinh xung quanh khu vực trồng để tạo không gian thông thoáng, tránh nguồn bệnh lây lan sang các cây bên cạnh.

Cắt tỉa thường xuyên những lá già, úa vàng, cành khô nhằm hạn chế sâu bệnh hại cây. Vệ sinh khu vực trồng để phá hủy khu vực ẩn nấp của mầm bệnh, sâu bọ, nấm hại hồng. Cắt tỉa cành bệnh, cành răm để đảm bảo hồng phát triển tốt nhất.

2.6. Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng, trị bệnh cho cây hồng leo Pháp:

Hiện nay, xu hướng sử dụng những sản phẩm tự nhiên và an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu. Hạn chế hoặc tránh sử dụng những loại thuốc hóa học độc hại cho cả người và cây trồng. Các loại phân bón hóa học, phân vô cơ làm chai lỳ đất, cây khó chăm, èo ọt, dễ chết.

Vì vậy, Các loại phân bón hữu cơ, bổ sung chất mùn, khoáng cho cây trồng được khuyên dùng, các loại chế phẩm sinh học hiệu quả và an toàn trị bệnh cho cây.

Bệnh trĩ làm xoăn lá và đen ngọn, nụ, chồi trên cây hồng leo Pháp xuất hiện khá phổ biến. Có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh này như: Nano thảo mộc, Neretox …gồm có 7 thành phần trong đất vừa giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp hồng phát triển tốt, vừa chứa nấm đối kháng phòng bệnh cho cây.

Đối với bệnh nhện đỏ nên sử dụng Detech, Usatabon, Nano Thảo Mộc để phun lên khu vực xuất hiện bệnh. Ngoài ra các bệnh như đốm đen, nấm thân trên hoa hồng hoặc vàng lá có thể sử dụng Anvil, Probe Card, nano thảo mộc, Cyzate 75WP…

Hồng Leo Pháp thường được trồng để làm cổng, cho leo tường, cửa sổ, ban công hoặc dùng để trang trí góc vườn. Đối với những người mới trồng lần đầu, nên thực hiện theo những bước trên đây để hồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, sai hoa, bền hoa, màu sắc đẹp nhất.

https://hoahongthanglong.com/cach-cham-soc-hoa-hong-leo-phap/

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5