Skip to content

Quy trình chăm sóc cây mai con

Admin 21.04.2021351 lượt xem
Mai là một loại cây rất dễ trồng, dễ nhân giống. Tuy nhiên nó lại có những tiêu chuẩn nhất định cần tuân thủ trong quá trình chăm sóc để cây được phát triển tốt nhất, nhất là đối với cây mai con lại càng cần được chăm sóc tốt. Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình chăm sóc cây mai con.

1. Trồng cây mai con

Sau khi cây mai con được nhân giống bằng cách giâm cành, chiết cành hay ươm hạt. đều là mầm non còn rất yếu và được chăm sóc cẩn thận. Đầu tiên cần trồng lại cây mai con vào chậu hay vườn để tạo môi trường cho cây lớn lên.

Chuẩn bị đất trồng

  • Đất thịt đã được phơi khô, làm sạch rác, sâu bệnh: đất pha cát hoặc đất phù sa pha cát.
  • Phân chuồng đã được ủ hoai mục và phơi khô
  • Vỏ trấu sống
  • Xơ dừa
  • Tro trấu

Xử lý chất trồng:

Cho 1 ít vôi vào các thành phần vỏ trấu sống, xơ dừa, tro trấu, phân chuồng để cân bằng lại độ pH.

Để hỗn hợp đã trộn vào chậu nhựa và tưới đẫm nước mỗi ngày 1 lần trong 7 ngày để xoã chất muối có trong tro trấu và phân chuồng.

Tiến hành trộn thêm đất đã phơi khô vào hỗn hợp trên.

Thời điểm trồng mai

Sau khi cây mai con phát triển bộ rễ khoẻ mạnh, cây có khoảng 4-5 lá màu xanh đậm là chúng ta tiến hành trồng mai vô chậu có lỗ thoát nước.

Quy trình trồng mai

  • Bước 1: Cho hỗn hợp đất đã được trộn và xử lý vào chậu nhựa khoảng 2/3 chậu.
  • Bước 2: 1 tay cầm cây mai con 1 tay xé bọc nilon bọc bầu đất, lưu ý không làm ảnh hưởng đến bầu đất của cây rồi đặt xuống chậu.
  • Bước 3: Giữ thẳng cây tiếp tục cho đất vào đến khi ngang gốc rồi dùng tay ấn nhẹ xung quanh vị trí gốc.
  • Bước 4: Đặt chậu mai ở vị trí thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp và phun sương mỗi ngày.

Sau khi trồng xong ta để các chậu mai con vào chỗ mát. Phun sương mỗi ngày 1 lần.

2. Chăm sóc cây mai con

Ánh sáng

  • Để cây mai ở nơi thoáng mát, không bị ngập úng nước, khi cây ra lá non và lá có màu xanh đậm thì di chuyển cây ra nắng tốt nhất là từ 7 giờ đến 8 giờ sáng để cây hấp thụ ánh sáng và quang hợp.
  • Nếu vị trí đặt cây mai con bị nắng chiếu thì nên sử dụng mái che nắng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Phân bón cho cây

Sau khi trồng được 7 ngày nên sử dụng thuốc thuốc kích rễ hoặc thuốc kích thích ATONIK 1.8 SL pha thật loãng với nước sạch rồi phun đều lên cây mai con. Thời gian phun vào chiều mát sau 3 giờ chiều. Định kỳ phun mỗi lần cách nhau 10 ngày.

  • Năm đầu tiên: Chỉ dùng phân bón lá và thuốc kích rễ để phun cho cây mai mỗi tháng 1 lần. Mỗi lần phun nên pha với nước loãng và phun vào chiều mát.
  • Năm thứ 2: Sử dụng phân bón lá đa trung vi lượng pha với nước thật loãng tưới lên cây, mỗi lần tưới cách nhau 2 tháng. Có thể sử dụng phân bón bánh dầu giàu dinh dưỡng để nuôi cây vào giai đoạn này.
  • Năm thứ 3: Thay đất trồng và đổi chậu lớn hơn, phù hợp hơn hoặc trồng ra đất vườn, có thể sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh và phân NPK để bón thúc cho cây. Trong giai đoạn cây mai còn nhỏ nên bón phân NPK với hàm lượng đạm, lân và kali bằng nhau hoặc đạm cao hơn 1 chút. Giai đoạn cây phát triển tốt nên bón phân có hàm lượng đạm và lân cao hơn. Đến khi cây bắt đầu tạo nụ nên sử dụng phân kali nhiều hơn để sai hoa và màu sắc đẹp. Giai đoạn cây ra hoa không sử dụng phân để tránh làm rụng hoa rụng nụ.

Nhiệt độ

Cây mai con ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30 độ C, nếu nhiệt độ cao hơn cây khó phát triển. Ngược lại, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C cây mai con cũng khó sống, sinh trưởng kém.

Tưới nước

  • Cần chú ý nước tưới cho cây mai con nhất là giai đoạn mới trồng. Tưới mỗi ngày 2 lần để đảm bảo cây đủ ẩm và không bị khô, đất không bị khô.
  • Mùa nắng có thể tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
  • Mùa mưa hạn chế nước tưới.
  • Khi tưới sử dụng vòi hoa sen lỗ nhỏ để tưới tránh làm ảnh hưởng đến cây, lượng nước tưới vừa đủ, không tưới quá đẫm cây không thoát nước kịp dễ chết.
  • Sử dụng vòi phun sương để làm ẩm không khí xung quanh khu vực cây mai con.
  • Cần theo dõi chất trồng trong chậu nếu khô nước thì phải tưới sương đủ ẩm, độ ẩm trung bình trong đất luôn duy trì ở mức 50-60% là tốt nhất. Đồng thời phun sương lên lá mai vào chiều mát để giúp cây nhanh phát triển.
  • Sử dụng các chất độn giữ ẩm cho gốc mai vào giai đoạn nắng nóng, mùa khô.
  • Kiểm tra tình trạng thoát nước của chậu và đất vào mùa mưa. Có thể tạo liếp cao, làm mương nếu trồng mai trong vườn, nếu trồng trong chậu nên đặt 1 ít sỏi dưới đáy chậu để thoát nước tốt hơn, cây mai con cũng như mai trưởng thành rất kỵ ngập úng.

Diệt cỏ dại, sâu bệnh

Cần thường xuyên xới nhẹ đất để tạo độ thông thoáng và xử lý cỏ dại nhưng tránh ảnh hưởng đến rễ cây. Cây mai con rất dễ mắc các loại sâu bệnh như rầy, sâu nên cần được cách ly ngay khi phát hiện và phun thuốc trừ để tránh lây lan sang các cây khá.

Chăm sóc cây mai con không khó nhưng đòi hỏi người trồng cần chăm chút và đảm bảo những nguyên tắc của cây như về nhiệt độ, độ ẩm… để cây phát triển khoẻ mạnh.

http://hoamaixunau.blogspot.com/2020/03/cach-trong-va-cham-soc-cay-mai-con-nhanh-lon.html

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5