Lan đột biến là gì?
- Lan đột biến là những cây lan có những biến đổi của gen, ADN hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể mới hình thành biểu hiện qua các bộ phận hoa, lá, thân và khác biệt so quần thể và chưa xuất hiện trước đó.
- Do câu trúc lỏng lẻo nên lan đột biến vẫn có khả năng sinh sản, di truyền nhưng đời sau được tạo ra sẽ khác so với đời trước.
Đặc điểm của lan đột biến
- Hoa lan đột biến có nhiều dạng khác nhau. Sự đột biến của hoa có thể xuất hiện ở mọi bộ phận như: lá, hoa, than…
- Một số loại lan đột biến không có sự khác biệt về các bộ phận. Tuy nhiên, nó sẽ kích cỡ, độ dày của cánh hoa, mùi hương và màu sắc của hoa, lá.
- Tùy theo điều kiện sống và khí hậu khác nhau, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khác nhau mà hoa sẽ có sự đột biến không giống nhau.
- Lan đột biến thường nở rộ vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 6 hoặc nở sớm vào tháng 4. Lan đột biến phát triển tốt vào mùa xuân, hạ, thu và tạm nghỉ vào mùa đông.
- Thân của cây hoa lan đột biến thường rất to khỏe, đường kính lên đến 2-3cm và dài khoảng 1,5 – 2m.
- Rễ của hoa lan đột biến ưa khí hậu nóng, thường mọc thành từng chùm và phát triển quanh năm, Rễ sẽ phân nhánh thành nhiều rễ con mọc về hướng có độ ẩm cao.
Cách nhân giống lan đột biến
- Nhân giống bằng hạt: hạt phấn bị phân ly và cây con mọc lên và phát triển sẽ khác cây mẹ, biến đổi của cây con khác về màu sắc, hình dáng hoa
- Nhân giống bằng cành: cách 1: cắt tách cây mẹ thành các đốt rồi giâm cành,cây dễ bị bệnh. Cách 2: nhân giống bằng nuôi cấy mô, cách này đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao nhưng cây phát triển tốt, ít sâu bệnh.
Cách trồng lan đột biến
- Bước 1: chuẩn bị chậu gỗ hoặc chậu đất có nhiều lỗ để thoát nước và thông thoáng, có thể thay thế chậu bằng giá thể gỗ lũa nếu muốn.
- Bước 2: đặt 1 miếng xốp nhỏ dưới đáy chậu rồi cho lần lượt các lớp giá thể lên trên như mùn cưa, vỏ thông, xơ dừa…
- Bước 3: đặt nhánh lan đột biến vô chậu rồi lấp đất lên, tiếp tục rải thêm 1 lớp trấu hoặc mùn cưa lên trên bề mặt chậu để giữ ẩm cho lan.
- Bước 4: cột nhánh lan với dây kẽm đã tạo trước đó để giữ độ thăng bằng cho lan.
- Bước 5: che chắn, tránh ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào cây sẽ làm héo cây, di chuyển từ từ sang vị trí độ sáng cao hơn.
Cách chăm sóc lan đột biến
Độ ẩm: độ ẩm lý tưởng cho lan từ 60-70%, nếu độ ẩm quá thấp thì cây con sẽ không phát triển được và bị teo.
Gió: độ thoáng gió ảnh hưởng nhiều đến quá trình ra nụ của lan, nếu môi trường không thoáng gió sẽ làm cho nụ ra ít hơn bình thường.
Nhiệt độ: nhiệt độ tốt nhất để lan sinh trưởng là khoảng 8-25 độ C. Nhiệt độ nóng tối đa có thể chịu được là 30 độ C và lạnh tối đa 3.3 độ C. Nếu mùa đông nhiệt độ không đủ lạnh khoảng 15,6 độ C trong 4-6 tuần sẽ khó có thể ra nụ.
Phòng bệnh: là biện pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí hơn so với việc chữa bệnh.
- Cho vôi tôi 1 lượng bằng ngón tay cái pha với 1,5 lít nước, sau đó đợi lắng xuống và lấy nước trong phía trên để phun cho lan 2 lần mỗi tháng bổ sung canxi cho lan, giúp cây cứng cáp và diệt khuẩn.
- Sử dụng staner chuyên diệt khuẩn, ridomil gold-phòng nấm chống thối cây.
- Bệnh trên cây hoa lan do vi khuẩn thì sử dụng các loại thuốc Kasimin, Nacossan, Physan 20… phun lên lá.
- Cây lan bị bệnh do nấm thì dùng thuốc Aliette, Benomeyl, Captan,..để phun.
- Cây bị nhện tấn công thì dùng Kelthane để diệt.
- Cây bị ốc sên gây hại có thể sử dụng thuốc Methaldehyde để trừ.
- Định kỳ nên phun thuốc cho cây 15 – 20 ngày/ lần vào mùa nắng và 7 – 10 ngày/ lần vào mùa mưa và để hạn chế tối đa nguy cơ cây bị bệnh.
Để trồng và chăm sóc tốt cây lan đột biến, chúng ta nên cẩn thận từ những khâu chuẩn bị trồng đến khi cây sinh trưởng ra hoa. Mỗi loại lan đột biến sẽ cần lượng dinh dưỡng và điều kiện phát triển khác nên chúng ta cần quan sát kỹ và ghi chép lại để thuận lợi cho quá trình chăm sóc.