Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu nhé.
Kỹ thuật trồng
Thời vụ
Cẩm tú cầu được trồng quanh năm đặc biệt là vào dịp gần tết và chúng ta cũng có thể dùng chúng để chưng vào những ngày tết.
Chuẩn bị đất trồng
Cây cẩm tú cầu là một loại cây rất dễ trồng chính vì vậy mà chúng ta có thể trồng trên bất kỳ loại đất nào cũng được, mỗi loại đất thì sẽ cho một loại hoa có màu sắc khác nhau, tuy nhiên đất trồng phải có đảm bảo đủ độ tơi xốp, thoáng và giàu chất dinh dưỡng.
Chúng ta cũng có thể mua đất được trộn sẵn tại các cửa hàng bán cây cảnh hoặc chúng ta cũng có thể tự trộn một hỗn hợp đất riêng gồm những thành phần như phân bò, phân trùn, vỏ trấu, xơ dừa, phân gà, than bùn và mùn hữu cơ. Trước khi trồng chúng ta cần xử lý đất trước khoảng 15-20 ngày để giúp giảm các mầm bệnh gây hại cho cây không còn tồn tại.
Cách trồng
Chúng ta có hai cách để chồng đó là giâm cành và gieo hạt, công đoạn này được thực hiện vào mùa xuân, chúng ta cắt một đoạn dài khoảng 30-40 cm khi cây đã có 3 đốt lá và có vỏ ngả màu nâu , khi đó chúng thường mang nhiều bắp to ở nách lá, chúng ta cắt bỏ đi cặp búp và lá ở phí dưới sau đó đem ngâm trong nước vài giờ rồi đem cắm xuống đất buộc cố định cho cây không bị lung lay gốc, chúng ta đem chúng đặt ở những nơi có ánh sáng đốm đốm hoặc là ánh sáng lọt qua kẽ của những chiếc lá trên cây cao vì loài cây này là loài ưa bóng râm nhưng không nên thiếu quá nhiều ánh nắng để giữ đủ độ ẩm cho cây. Ngoài ra chúng ta còn có thể cắt cành rồi đem cắm vào ly nước chờ khi có rễ thì đem đi trồng xuống đất, chúng ta có thể cắm cành vào một chậu nhỏ tưới ẩm rồi cho vào bao nilon buộc kín sau đó đặt ở chỗ có ánh nắng gián tiếp.
Phương pháp chăm sóc
Tưới nước: Chúng ta phải thường xuyên tưới nước cho cây , nếu như thấy cây có dấu hiệu bị khô nước thì chúng ta cần phải bổ sung nước ngày để tránh làm giảm khả năng ra hoa và cũng có thể không ra hoa của cây, chúng ta cần bổ sung nước cho cây vào mùa khô đặc biệt là những ngày nắng gắt có nhiệt độ cao. Và chúng ta cần phải dự đoán lượng nước mà cây cần để không còn nước đọng trên bề mặt đất.
Tỉa cành cho cây: Việc tỉa cành cho cây được thực hiện chậm nhất là vào mùa xuân và tốt nhất là vào mùa đông, nếu như chúng ta tỉa muộn hơn thì có thể trong năm đó cây sẽ không có hoa hoặc không nở hoa. Nếu như chúng ta là người mới chơi thì việc nắm được thời điểm tỉa cành là một việc vô cùng khó , vì thế chúng ta đợi cho hết mùa hoa rồi sau đó cắt tỉa đi phần hoa là được.
Nếu như chúng ta để ý thấy cành quá cao thì nên cắt tỉa ở đốt thứ 6 đếm từ bông xuống thân cây , chúng ta có thể dựa vào chiều cao mà có thể điều chỉnh việc cắt tỉa sao cho phù hợp , chúng ta không nên cắt tỉa quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây ở mùa sau.
Đối với những cành ở mùa trước không ra hoa hoặc không nở hoa thì chúng ta nên giữ chúng lại không nên cắt bỏ để mùa sau những cành đó sẽ nở hoa đợt mới.
Bón phân cho cây
Chúng ta nên bổ sung phân bón cho cây để cây có thể phát triển và nở hoa đều hơn. Mỗi năm chúng ta nên bón phân cho cây hai lần vào cuối mùa đông và vào mùa xuân, lượng phân bón cho cây cần thay đổi dựa vào tình trạng kích thước và chất dinh dưỡng của cây.
Ngoài việc bón phân hóa học cho cây thì chúng ta cũng có thể bổ sung thêm phân chuồng , tùy theo từng vùng miền, từng vùng khí hậu mà chúng ta nên bón loại phân phù hợp cho cây. Nếu như chúng ta ở vùng có khí hậu nóng thì chúng ta nên bón phân vào tháng 5 đến tháng 6 còn nơi có khí hậu lạnh thì chúng ta bón vào tháng 6 đến tháng 7.
Việc trồng loài hoa này cần phụ thuộc vào khí hậu và thời tiết cũng như đất ở đó có những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý rằng tất cả các bộ phận của cây đều có chứa một lượng độc tố gây ngộ nếu như chúng ta vô tình ăn phải chúng.
Để có một vườn cẩm tú cầu đẹp mắt và khoẻ mạnh, chúng ta cần chú ý trong tất cả các khâu từ nhân giống, chăm sóc cẩn thận và chú ý sự thay đổi để có biện pháp chăm sóc phù hợp cho cây.a