Skip to content

Các loại bệnh ở hoa hồng xuất phát từ Nấm và Vi Khuẩn

Admin 02.04.2021305 lượt xem
Hoa hồng là một trong những loài hoa xinh đẹp và quyến rũ, chúng thường được dùng để trang trí sân vườn nhà cửa. Tuy nhiên, hoa hồng thường bị tàn phá bởi sâu bệnh, dưới đây là một số bệnh bệnh trên cây hoa hồng do nấm và vi khuẩn gây ra.

1. Bệnh đốm lá

  • Triệu chứng bệnh:  Xuất hiện đốm đen tròn trên mặt lá hoa hồng, các đốm đen to dần, nhân lên và lan rộng trên bề mặt lá.  Lâu dần lá bị đen và rụng, cây bị chết chồi non, nếu không xử lý bệnh kịp thời sẽ gây chết cây.
  • Nguyên nhân: Cây thường xuất hiện bệnh sau khi trời mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh do nấm Diplocarpon ưa ẩm ướt gây ra, loại nấm này phát triển mạnh ở nhiệt độ 22 đến 26 độ C, độ ẩm 85%. Những cây con mới trồng từ 6 đến 14 ngày rất dễ mắc bệnh này.
  • Giải pháp: Cắt bỏ lá bị nhiễm bệnh, trường hợp đốm đen lan xuống cành nên cắt bỏ cành bệnh. Thu gom phần cành và lá bệnh đi tiêu hủy, mang chậu hồng ra khu vực nắng tốt và thoáng đãng, phơi dưới nắng từ 3 đến 8 giờ, đặt tránh xa những chậu Hồng khỏe mạnh, giảm lượng nước tưới cho cây, chỉ nên tưới vào sáng sớm bằng phương pháp phun sương để tránh đọng nước trên lá cây.

Trường hợp bệnh diễn biến nặng cần sử dụng các loại tinh chất hữu cơ như dầu neem để điều trị.

  • Phòng ngừa bệnh: Nên đặt cậu Hồng ở nơi thoáng đãng khô ráo và có ánh nắng. Chỉ nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc buổi chiều khoảng 3 -4 giờ, không tưới nước vào ban đêm

2. Bệnh gỉ sắt

  • Triệu chứng: Xuất hiện đốm vàng trên mặt lá, nếu bệnh chuyển biến nặng các đốm này sẽ chuyển thành bào tử màu đỏ. Bào tử bệnh có thể leo lên hoa và lan xuống cành.
  • Nguyên nhân: Bệnh do bào tử nấm Phragmidium mucronatum trong không khí gây nên. Loại nấm này phát triển mạnh ở nhiệt độ 18 đến 21 độ C, và có thể bị lây từ các cây bệnh ở gần.
  • Biện pháp: Cách ly cây bị bệnh khỏi vườn, cắt tỉa cành và lá nhiễm bệnh, thu dọn tàn dư, lá bệnh đem đốt. Bệnh nặng có thể phun thuốc Plantvax, Bavistin, Zineb, Topsin M…
  • Phòng tránh: Trồng cây hoa hồng ở khu vực thoáng đãng có ánh sáng mặt trời. Các chậu Hồng nên cách nhau 1 đến 2 m, tưới nước cho Hồng vừa phải. Thường xuyên quan sát cây để cung cấp độ ẩm đúng nhu cầu của cây.

3. Bệnh xoăn lá (CMV)

  • Triệu chứng: Lá cây hoa hồng xuất hiện hiện vệt sáng màu loang lổ, có thể nhìn thấy rõ gân lá. Khi mới xuất hiện lá có những vệt màu trắng hoặc xanh nhạt phân bố đều hoặc không đều. Bệnh chuyển biến nặng lá hồng trở nên xoắn lại.
  • Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do rầy Aphids làm truyền bệnh CMV
  • Giải pháp: Giữ vệ sinh vườn sạch thoáng diệt cỏ dại xung quanh. Giảm số lần tưới nước và lượng nước tưới khi cây xuất hiện bệnh, đồng thời khi phun thuốc diệt rầy như Bassa, Supracide, trebon…

4. Bệnh phấn trắng

  • Triệu chứng: Xuất hiện các bào tử trắng như phấn trên chồi non, nụ hoa, lá cây. Lâu dần quá trình quang hợp của lá cây bị ngăn cản, cây rụng lá hàng loạt và chết cây.
  • Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do nấm Peronospora sparsa gây ra.
  • Giải pháp: Cắt và hủy cành lá bị bệnh, bón thêm phân có thành phần Kali cao để tăng khả năng chống chịu cho Hồng. Bệnh nặng có thể dùng các loại thuốc như Kasuran, Derosal, Ridomil… để diệt nấm.
  • Phòng tránh: Đặt cây ở khu vực có ánh nắng mặt trời trên 3 giờ mỗi ngày, tránh để cây bị ẩm ướt, không làm đọng nước trên lá cây.

5. Bệnh mốc xám

  • Triệu chứng: Thân Hồng bị thối đen, xuất hiện lớp mốc xám bám lên trên. Cánh hoa xuất hiện các chấm nhỏ trong suốt như nước, nụ hoa khô lại rồi chết.
  • Nguyên nhân: Bệnh gây ra do vi khuẩn Botrytis blight. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.
  • Biện pháp: Cắt bỏ những cành hồng đã bị nhiễm bệnh, đặt chậu Hồng ở nơi khô ráo che mưa đối với những cây hồng trồng dưới đất. Phơi nắng hồng mỗi ngày trên 3 giờ, giảm lượng nước tưới. Phun thuốc diệt nấm như chlorothalonil theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Phòng tránh: Tiến hành vệ sinh chậu hoa hồng, làm sạch các lá vàng lá bệnh bên dưới gốc cây cây. Cắt tỉa những cành không cần thiết để tạo độ thông thoáng, thường xuyên quan sát cây nếu xuất hiện những cành nhiễm bệnh cần cắt và tiêu hủy ngay.

6. Bệnh sương mai

  • Triệu chứng: Gân lá xuất hiện vết loang màu nâu tím, lâu dần vết nâu tím chạy vào thân và lan xuống gốc, lá cây héo và rụng hàng loạt, cây không thể quang hợp và chết.
  • Nguyên nhân: Do nấm Peronospora sparsa xuất hiện trong thời tiết ẩm ướt gây ra.
  • Giải pháp: Cắt và tiêu hủy cành lá nhiễm bệnh, bệnh cách ly cây bệnh với cây khỏe, cho Hồng phơi nắng nhiều hơn và tưới nước vào buổi sáng, sử dụng Aviso 350SC, Bonny 4SL hoặc Manozeb 80WP… theo hướng dẫn.
  • Phòng tránh: Đảm bảo sự thoát nước tốt, phơi nắng cây trên 3 giờ mỗi ngày.

7. Bệnh thán thư

  • Triệu chứng: Lá cây xuất hiện vết bệnh nhỏ, viền lá màu nâu, bên trong nhạt dần, ở giữa có chấm đen li ti.  Lâu dần bệnh lan rộng ra gây hoại tử, đục thủng lá, bệnh lan dần xuống cành cây, làm đen thân và chết.
  • Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do nấm colletotrichum sp gây ra trong điều kiện ẩm ướt.
  • Biện pháp: Không tưới nước trực tiếp trên lá khi bệnh mới xuất hiện. Cách ly cây bệnh, sử dụng các loại thuốc chứa hoạt chất difenoconazole, propiconazole, tricyclazole hoặc carpropamid.
  • Phòng tránh: Trồng cây thưa mỗi chậu cây nên cách nhau 1 đến 2m đặt cây ở nơi thoáng mát có gió tự nhiên. Bón lượng phân vừa đủ, thường xuyên vệ sinh vườn hồng tiêu hủy cành lá bị bệnh.  Không nên tưới cây vào buổi tối, tránh để nước đọng trên lá.

8. Bệnh sùi cành

  • Triệu chứng: Xuất hiện những vết sần sùi, sưng u trên vỏ, thân, cành. Vết bệnh có màu nâu bao phủ quanh cả cành làm cây khi dễ gãy, khô chết.
  • Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens gây ra.
  • Phòng tránh: Vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng hồng, cắt và tiêu hủy những thân cây bệnh, Sử dụng thuốc kháng sinh như: Streptomycin, Kasuran hoặc Penicillium nếu bệnh nặng.

Trên đây là những bệnh bệnh phổ biến trên cây hoa hồng gây ra bởi nấm và vi khuẩn. Để cây hoa hồng luôn khỏe mạnh, nên đặt chúng ở nơi có đủ nắng và tưới nước vừa phải phải. Thường xuyên quan sát cây để phát hiện bệnh sớm nhất, nếu cây xuất hiện bệnh nặng có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn. Tốt nhất là nên sử dụng ảnh các loại tinh chất hữu cơ như dầu neem để bảo vệ cây lẫn sức khỏe con người.

https://claber.vn/ban-tin-claber/nam-benh-tren-cay-hoa-hong/

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5