Skip to content

Các loại bệnh thường gặp ở hoa hồng

Admin 05.05.2021168 lượt xem
Những loại bệnh xuất hiện trên cây hoa hồng thường làm cho nhà vườn cảm thấy lo lắng khi chưa biết cách đặc trị phù hợp. Do những tác động từ nhiều yếu tố tác động làm cho cây hoa hồng dễ bị mắc bệnh.

Vậy những bệnh thường xuất hiện ở cây hoa hồng là những bệnh gì và hướng điều trị ra sao, hãy tham khảo nội dung bài viết này.

Cũng giống như nhiều loại cây khác, cây hoa hồng cũng rất dễ mắc bệnh nếu quá trình chăm bón không đúng cách. Dưới đây là một số bệnh thường xuyên xuất hiện ở cây hoa hồng:

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng:

Bệnh đốm đen xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng, biểu hiện cụ thể là trên lá cây hình thành những đốm màu đen. Sau khi xuất hiện đốm đen, lá cây sẽ chuyển dần sang màu vàng và rụng, lâu ngày hồng sẽ bị chết cây vì mất khả năng quang hợp.

Nguyên nhân hình thành bệnh đốm đen là do nấm mốc gây ra và thường xuất hiện trong thời tiết ẩm ướt. Vì vậy, luôn giữ cho lá cây không thoáng, khi tìm thấy đốm đen trên lá cần loại bỏ ngay và loại bỏ cùng lúc, tỉa và gom chúng lại đốt để diệt mầm bệnh tận gốc, tránh lây lan sang các cây khỏe mạnh. Các dụng cụ tỉa cành như dao kéo cần được khử trùng sạch sẽ.

Giải pháp: Ngăn chặn bệnh đốm đen trên hoa hồng là thường xuyên phun các loại thuốc xịt vào đầu mùa xuân và mùa hè để ngừa bệnh.

Sử dụng bột lưu huỳnh hoặc xà phòng để phòng ngừa bệnh cho cây sau mỗi đợt mưa. Đây cũng là phương pháp phòng trị bệnh an toàn. Ngoài ra có thể sử dụng bột baking soda với số lượng tầm 1 muỗng cà phê cho 1 lít nước, thêm vài giọt xà phòng để kháng nấm, trộn hỗn hợp lên và xịt lên những vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh.

Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng sữa để kiểm soát bệnh đốm đen hiệu quả. Dùng 1 phần sữa, 2 phần nước, phun mỗi tuần 1 lần lên lá cây có thể ngừa bệnh đốm đen và các bệnh nấm mốc khác. Vi khuẩn thường nằm trong đất nên tốt nhất là dọn sạch lá trên đất vào mùa thu và thay thế bề mặt đất.

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng:

Khi bệnh phấn trắng xuất hiện trên cây hoa hồng, trên thân và lá cây sẽ xuất hiện một lớp bột màu trắng, bệnh này gây ra bởi nấm mốc, thường xuất hiện do khu vực trồng hoa bị ẩm ướt và ít ánh nắng trực tiếp.

Giải pháp: Trồng hoa hồng ở những nơi nhiều ánh nắng nhất, không tưới nước cho hoa vào buổi tối, không đổ nước lên lá hồng.

Phun vôi vào đầu năm để ngăn chặn mầm bệnh. Sau khi nhận thấy cây xuất hiện bệnh cần sử dụng lưu huỳnh, phun sương hoặc sử dụng các loại chất khử trùng khác để phun lên phần bị bệnh. Ngoài ra có thể phun baking soda ngâm trong nước, việc phun cần thực hiện trong vài ngày để mang lại hiệu quả cao.

Bệnh vàng lá:

Triệu chứng của bệnh này là lá cây chuyển sang màu vàng, nhưng màu của tĩnh mạch lại đậm hơn. Nguyên nhân bệnh có thể do hồng bị thiếu sắt hoặc đất quá kiềm, thoát nước kém.

Giải pháp: Sử dụng các loại đất tốt như rêu than bùn, các loại phân hữu cơ và cát để trộn vào đất trồng, có thể bổ sung thêm axit cho đất để khử kiềm.

Bệnh gỉ sét trên cây hoa hồng:

Bệnh gỉ sét thường xuất hiện vào mùa hè. Biểu hiện bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trên bề mặt của lá sau đó lan rộng ra. Khi mầm bệnh lan rộng, hồng sẽ bị chết cây.

Hầu hết nguyên nhân bệnh rỉ sét là do nấm mốc gây ra, trong thời tiết ẩm ướt bệnh dễ xuất hiện và phổ biến ở mùa xuân miền Bắc.

Giải pháp: Ngay khi nhận thấy bệnh xuất hiện cần triệt tiêu chúng ngay lập tức, dừng tưới nước để tránh lây lan. Sử dụng vôi hoặc bất kỳ loại thuốc diệt nấm khử trùng nào cũng có thể điều trị bệnh gỉ sét.

Rệp hại hoa hồng:

Rệp xuất hiện phổ biến trên cây hoa hồng, rệp rất nhỏ thường có màu trắng, nâu hoặc xanh nhạt, tập trung ở đỉnh chồi non thậm chí là trên nụ hoa, chúng sẽ ăn dần nụ và làm cây không có hoa.

Biện pháp: Mua xà phòng diệt trùng để phun lên cây. Đây là giải pháp an toàn và hiện nay hầu như thuốc trừ sâu không còn được bày bán nữa mà chỉ sử dụng loại xịt hữu cơ.

Nhện đỏ hại hoa hồng:

Nhện đỏ siêu nhỏ và gần như vô hình với mắt thường, chúng chỉ xuất hiện ở những khu vực khô cằn hoặc trong nhà kính.

Giải pháp: có thể phun bằng xà phòng loãng, nên xịt vào buổi sáng. Hoặc có thể sử dụng tăm bông để nhúng vào cồn pha loãng để loại bỏ nhện đỏ phía sau lá.

Sâu bướm hại hoa hồng:

Sâu bướm màu xanh và ăn lá hoa hồng. Một số chúng cuộn lá lại và ăn dần từ bên trong. Thi thoảng chúng còn ăn cả nụ hoa non.

Giải pháp: Bắt từng con một hoặc sử dụng xà phòng diệt côn trùng. Có thể tự làm nước xịt bằng cách sử dụng nước rửa chén, một ít amoniac hoặc nước súc miệng, xịt vào buổi sáng để tránh đọng nước vào ban đêm.

Bệnh héo Verticillium:

Biểu hiện ngọn hồng bị héo nhưng lá vẫn còn xanh, lá thấp bên dưới bị vàng. Vào ban đêm cây có thể hồi phục nhưng sau đó vài ngày phần ngọn chuyến sang màu vàng, nâu, tàn úa và chết từ phần ngọn đi xuống. Hoa xuất hiện những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hoa.

Giải pháp: khử trùng đất bằng hóa chất như formol 3% trước khi trồng. Phun thuốc vào chiều mát và sáng hôm sau tưới nước xã phần thuốc đã tưới tối hôm trước để tránh lá bị cháy nắng.

Bệnh chết khô trên cây hoa hồng:

Bệnh thường lây nhiễm qua vết cắt, vết thương xảy ra trong quá trình chăm sóc cây, làm cây bị đổ, gãy thân cây sần sùi.

Giải pháp: cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận nhiễm bệnh.

Bọ Trĩ hại hoa hồng:

Bỏ trĩ rất nhỏ nên rất khó để quan sát, khi cây bị bệnh quá nặng mới nhận ra.

Giải pháp: tải phần bị bọ trĩ hại và tiêu hủy chúng để tránh lây lan bệnh. Cách lý những cây bệnh và sử dụng chế phẩm sinh học chuyên dụng để trị bệnh.

Nhiều người thường không tìm hiểu kỹ về bệnh trên hoa hồng đã tiến hành mua thuốc đặc trị dẫn đến việc trị không đúng bệnh, làm cây trở nặng hơn. Vì vậy, khi phát hiện cây bệnh cần bình tĩnh để xác nhận nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện bệnh như thế nào, từ đó sử dụng các loại chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường, trị đúng bệnh và còn là nguồn dưỡng chất lý tưởng giúp cây phục hồi nhanh sau bệnh.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5