Skip to content

Các loại phân bón dùng cho cây cảnh trong nhà

Admin 04.05.2021163 lượt xem
Có rất nhiều loại phân bón phù hợp với từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây cảnh trong nhà. Để chọn được loại phân bón hợp lý nhất cho cây cảnh của mình đòi hỏi người trồng cần có kiến thức cơ bản về phân bón. Sau đây là giới thiệu các loại phân bón dùng cho cây cảnh trong nhà.

Phân tan chậm 

được hiểu theo đúng tên gọi của nó, là loại phân có chứa các chất dinh dưỡng có thời gian phân giải kéo dài, chúng sẽ được giải phóng từ từ và tan vào môi trường trong thời gian lâu hơn các loại phân bón thông thường nhờ vào lớp màng polymer bên ngoài. Phân tan chậm có thể kiểm soát được thời gian trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng

Phân tan chậm hữu cơ có thành phần từ cá, sữa, nội tạng động vật…được sản xuất tại Việt Nam hay nước ngoài tuỳ loại. 

Đặc điểm:  của phân tan chậm là lớp vỏ bên ngoài có khả năng kết dính chặt vào đất nên hạn chế được việc bị nước rửa trôi khi mưa hay tưới nước

Ưu điểm

  • Đảm bảo môi trường nước, môi trường đất không bị ô nhiễm. Đất không bị dư thừa phân, không bị chai lì đất.
  • Giảm thiểu thời gian và công sức cho mỗi đợt bón phân.

Nhược điểm

  • So với những loại phân thông thường thì phân tan chậm có giá thành cao hơn nhiều.
  • Phân tan chậm không được bán rộng rãi như những loại phân khác.
  • Thời gian tan chậm nên đối với những giai đoạn cần thúc sự phát triển mạnh mẽ của cây thì không phù hợp.

Phân hữu cơ

Loại phân này được lấy từ chuồng trại, phân động vật, hoa quả, cành lá ủ mục…

Ưu điểm

  • Có thể tận dụng chuồng trại ở nhà rồi đem ủ là có thể sử dụng được, tiết kiệm chi phí.
  • Cải tạo đất bạc màu, tăng độ thông thoáng và tơi xốp cho đất.

Nhược điểm

Hàm lượng dinh dưỡng không cao như những loại phân khác nên phải bón số lượng nhiều. Thời gian ủ phân tương đối lâu từ 3-4 tuần mới sử dụng được nên cần chuẩn bị kỹ trước khi trồng cây.

Phân vô cơ

Là loại phân thường được sản xuất dưới dạng viên hay nước chứa các thành phần đa, trung và vi lượng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cây.

  • Nguyên tố đa lượng: đạm, lân, Kali
  • Nguyên tố trung lượng: canxi, magie…
  • Nguyên tố vi lượng: sắt, đồng, kẽm…
  • Hàm lượng đạm: Cây cảnh yêu cầu hàm lượng khá lớn để có thể phát triển tốt nên thường được sử dụng nhiều cho cây cảnh giúp cây phát triển rễ, thân, lá.
  • Hàm lượng lân: Lân rất cần thiết cho cây cảnh, tuy nhiên khó hấp thụ, thường cây cảnh sẽ chỉ hấp thụ khoảng 30%.
  • Hàm lượng kali: đối với giai đoạn ra hoa và đậu quả ở cây cảnh nên bổ sung lượng Kali thích hợp để cây đậu hoa sai quả, hoa cứng cáp, màu sắc rực rỡ, quả chín mọng.

Ưu điểm: được bán rộng rãi trên thị trường

Nhược điểm: sử dụng lâu dài làm cho đất cứng, cằn cỗi và không thoáng khí cho cây cảnh phát triển.

Phân bón lá

Phân bón là được sử dụng khá rộng rãi, nhất là đối với những loại cây cảnh nhiều lá. Những đa lượng, vi lượng, chất hỗ trợ kết dính, chất điều hòa sinh trưởng. Phân bón là rất nhiều thành phần dinh dưỡng nên thích hợp dùng cho cây cảnh. Phân bón lá đa chức năng và phân bón lá đặc hiệu. Cây cảnh thường được sử dụng bởi phân bón lá đặc hiệu.

Ưu điểm của phân bón lá là tan nhanh và giúp cây hấp thu tốt qua đường tưới lên bề mặt lá. Có sẵn tại các cửa hàng nên dễ dàng mua

Cách dùng: hoà tan phân bón là với nước theo tỷ lệ được khuyến cáo trên hướng dẫn sử dụng. Có thể kết hợp một vài loại phân hữu cơ, vô cơ để bổ sung cho cây cảnh.

Một số lưu ý khi bón phân cho cây cảnh trong nhà

  • Nên bón phân vào sáng sớm và chiều tối, sau đó tưới nước đẫm. không bón vào buổi trưa nắng gắt.
  • Nên hoà tan phân rồi tưới vào gốc hoặc bón trực tiếp bằng hạt thì phải lấp đất lại.
  • Không bón phân khi cây cảnh đang bệnh, cần điều trị bệnh dứt điểm rồi mới tiến hành bón phân.
  • Không bón gần gốc dễ gây úng gốc cây, nê lấp đất sau khi bón.
  • Chú trọng thành phần dinh dưỡng của từng loại phân khi bón để bón phù hợp giai đoạn phát triển của cây cảnh.

Bài viết trên chỉ nêu một số loại phân cơ bản để giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về phân bón cho cây cảnh. Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp phân bón với nhau theo liều lượng nhất định để bón cho hoa hồng.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5