Skip to content

Cách bón phân NPK cho cây đào

Admin 05.05.20211046 lượt xem
Cây đào cảnh có thể trồng ở ngoài vườn với diện tích nhỏ hoặc cũng có thể trồng trong chậu. Đào là loài cây yêu cầu khá cao về chất dinh dưỡng ,nếu bạn muốn cho cây trồng phát triển tốt hơn thì chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ nước, ánh sáng và dinh dưỡng cho cây, vì thế chúng ta cần phải bón phân một cách hợp lý.

Thành phần của phân NPK

Phân bón chứa  3 loại hóa chất cơ bản là nitơ, photpho và kali, trong đó nitơ tốt cho sự phát triển của cành và lá, photpho thì tốt cho rễ cây còn kali thì giúp cho cây tăng khả năng ra hoa. Nhưng đối với cây đào cảnh thì chúng ta nên lưu ý thời gian phát triển của cây mà dùng đúng loại phân bón cho phù hợp.

Mùa thích hợp để bón phân

Chúng ta chú ý bón phân trong thời kỳ cây con bắt đầu phát triển và sinh trưởng, lúc ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho việc phát triển hoa của cây. Đặc biệt cần chú ý mùa bón phân, mùa xuân và mùa hè thì cây phát triển và sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân , vào mùa thu cây phát triển rất chậm nên chúng ta hạn chế bón phân và đến mùa đông thì chúng ta không cần bón phân cho cây.

Đối với đào sản xuất

Bón phân trong giai đoạn 1

Khi đào con ra lá non tiến hành nhổ  sau đó cấy vào bầu nilon có kích thước từ 5-10cm trong đó có chứa giá thể(giá thể có có thể dùng bùn ao phơi (70%) + bùn hữu cơ (30%)+ phân bón hữu cơ vi sinh vật).khi cây cao từ 15-20cm chúng ta chuyển sang bầu có kích thước to hơn.

Bón phân trong giai đoạn 2

Khi cây con đã cao khoảng 70-80cm và có đường kính thân từ 1-2cm thì ta tiến hành ghép mắt hoặc ghép cành . trước khi đem trồng chúng ta bón lót khoảng 0,2kg phân bón hữu cơ vi sinh trong một gốc. Trong quá trình đào sinh trưởng chúng ta nên phun các loại phân hữu cơ khoảng 10 ngày một lần.

Bón phân trong giai đoạn 3

Bón lót:  chúng ta dùng 2-3kg phân chuồng +0,5-1,5kg phân bón hữu cơ vi sinh trên một gốc sau đó chúng ta lắp một lớp đất trước khi bắt đầu trồng , nếu như không có phân chuồng thì chúng ta có thể tăng lượng phân hữu cơ vi sinh lên từ 1,5-2kg trên một gốc.

Bón thúc: dùng phương pháp bón thúc từ tháng 2 đến tháng 9 trong khoảng từ 20 ngày cho một lần bón, ta dùng các  loại phân NPK 20-20-15 + TE , NPK 16-16-8+TE, chúng ta có thể hòa phân để tưới với tỉ lệ 15-25g NPK/10 lít nước hoặc dùng bón gốc với tỉ lệ 50-100g NPK/gốc, chúng ta nên bón cách gốc khoảng từ 20-50cm và sau đó phủ một lớp rơm rạ hoặc lá cây khô mục lên trên bề mặt tránh trường hợp phủ quá dày làm cho cây có khả năng thối gốc và phát sinh bệnh xì mủ.

Bón phân trong giai đoạn 4

Bón phân đầy đủ cân đối cho đào thì đào sẽ ra nhiều hoa hơn nếu như bón ít và không cân xứng thì cây sẽ nhanh chóng bị già. Vào đầu năm chúng ta dùng đậu tương ngâm , phân chuồng hoặc phân hữu cơ để bón cho cây , vào từ tháng 2 đến tháng 5 dùng 50-100g phân NPK 20-20-15 bón cho từng gốc, từ tháng 6 đến tháng 9 dùng 50-100g phân NPK 5-10-3 hoặc 20-30g phân DAP 18-46 bón cho cây, chúng ta có thể dùng phương pháp hòa tan hoặc bón trực tiếp trên cây với chu kỳ 15-20 ngày song song kết hợp làm cỏ và xới đất .

Đối với đào trồng lại sau Tết

Bón lót: chúng ta bón trước khi trồng từ 2-3kg phân chuồng +1-2kg phân bón hữu cơ trên một gốc sau đó lấp một lớp đất trước khi tiến hành trồng . nếu không có phân chuồng chúng ta cũng có thể tăng lượng phân hữu cơ.

Bón thúc : cũng giống như trồng đào sản xuất chúng ta cần bón thúc từ tháng 2 đến tháng 9 và khoảng 20 ngày / lần bằng loại phân NPK 20-20-15, NPK 16-16-18…

Đào trồng trong chậu

Bón lót: dùng 0,4-0,5kg phân hữu cơ +0,1kg phân lân.

Bón thúc : chúng ta dùng các loại phân NPK 20-20-15, NPK 16-16-18… với hàm lượng 20g phân bón với 10 lít nước mỗi tháng chúng ta chỉ nên tưới một lần . Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11 chúng ta ngừng bón phân gốc, sau đó chúng ta dùng các loại phân phun bón cho lá theo chu kỳ 10-15 trên lần xen kẽ với tưới bón thúc.

Đối với đào thế chúng ta trồng cây vào chậu ngay từ khi tuốt lá phun các loại phân bón lá gốc hữu cơ để dưỡng cây nhưng lưu ý chúng ta nên dùng những loại phân chuồng , phân hữu cơ và hạn chế dùng các loại phân NPK vì sẽ dễ làm cho cây đào dễ sót rễ đặc biệt là trên các vùng đồi đất có cấu trúc khó thấm nước

Đánh giá bài viết
3 bầu chọn /trung bình: 4