Skip to content

Cách bón phân NPK cho cây mai

Admin 05.05.20211343 lượt xem
Trong quá trình chăm sóc một cây mai sẽ trở nên cực kì đơn giản nếu như bạn biết cách chăm sóc và bón phân đúng loại. vậy chúng ta cần phải bón phân gì cho mai, cách hợp lý để bón phân NPK như thế nào.

Qua bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách bón phân NPK cho mai trong quá trình chăm sóc:

Từ tháng giêng tới tháng 5 (giai đoạn 1)

Sau Tết vào khoảng 10-15 âm lịch bạn đưa cây ra sân chỗ có bóng mát để cây có đủ thời gian thích ứng với nhiệt độ và môi trường mới , chúng ta cắt bỏ hết những nụ hoa và hoa còn sót lại .

Nếu như cây bắt đầu ra lá thì bạn tưới cho cây 1 lần phân lỏng và phung thêm một lần phân bón lá 501 hoặc là 30-10-10 để cây phục hồi lại một chút sức lực chuẩn bị cho công việc cắt tỉa tàn , lưu ý nếu như cây chưa ra lá thì không được tưới phân hoặc phun bất kì loại phân nào.

Sau khi cắt tỉa hết tất cả bông và lá cây thì chỉ còn lại một bộ thân khung trơ trụi bước tiếp theo chúng ta cần phải tỉa cành . Nếu như mai đã hoàn chỉnh về dáng thì bạn chỉ nên tỉa sơ đầu cành thôi.

Mai được trồng trong chậu thì người ta đã dùng đất phù sa nên rất tốt và sử dụng được lâu vì thế chúng ta nên làm mới đất thay vì thay đi. Chúng ta dùng các chất hữu cơ như vỏ cây, xơ dừa…. đắp quanh vành chậu và cao hơn gốc để tạo độ ẩm cho cây. Sau đó đổ phân hữu cơ vào cho lấp kín luôn cổ rễ tới sát gốc làm như vậy thì các chất có lợi cho cây sẽ thấm vào trong bầu đất.

Sau khi đã qua bước cắt tỉa tàn chúng ta đem cây vào tưới 1 lần chất kích thích rễ root 2, khi thấy được cành non thì chúng ta đem cây ra nắng trở lại. chúng ta phun ngừa sâu bọ cho cây từ 4-5 ngày cho một lần phun.

Vào đầu tháng 2 âm lịch khi lá đã bắt đầu nhiều và lá có màu xanh thì chúng ta tiến hành tưới phân dơi hoặc phân loãng cho mai 1 lần trong 1 tháng,nếu dùng phân dơi thì dùng một chén có kích thước 0m4 rải đều lên mặt đất r dùng rơm rạ tủ lên chậu, đồng thời chúng ta phun ngừa nấm chu kỳ 10 ngày 1 lần và luôn thay đổi thuốc. Chu kỳ phun alaska cho lá là 10 ngày một lần vào lúc chiều mát hoặc dùng agrostim phun cho lá chu kỳ 15 ngày 1 lần.

Với cây trong chậu thì chúng ta ít bón phân hoặc bón nhiều lần như thế sẽ có tác dụng hơn bón 1 lần nhiều phân, chúng ta pha loãng một hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ gồm:

120g NPK và 240g dynamic hòa tan chúng với 200 lít nước ngâm trong 10 ngày để vi sinh có thời gian phân hủy trước khi đem tưới vào chậu, chúng ta tưới với chu kì như sau nếu  cây có bộ lá xum xue thì 10 ngày 1 lần , nếu cây có lá vừa phải thì 15 ngày 1 lần và nếu cây ít lá thì không tưới chúng ta cần dùng các chất kích thích để cho cây ra lá.

Từ tháng 5 đến tháng 10 (giai đoạn 2)

Chúng ta cần xem tình hình la mai nếu lá xanh tươi thì bón phân NPK 6-30-30 hoặc loại 15-30-15 còn nếu lá không xanh đọt ra ít thì chúng ta phun 30-10-10. Tiếp đó chúng ta quan sát nếu dưới các nách lá đã xuất hiện các mắt kiêm thì chúng ta không cần để ý đến nụ nữa mà chúng ta cần quan sát tùy vào tình hình cây như thế nào mà bón phân, vào khoảng tháng 6 chúng ta không thấy xuất hiện các mắt kiêm thì chúng ta cần bón phân  nutrilux 10-50-10 theo chu kỳ 15 ngày một lần hoặc NPK 6-30-30,NPK 15-30-15 vài lần.

Từ tháng 10 đến ngày lặt lá (giai đoạn 3)

Bắt đầu từ tháng 10 tất cả nụ đã phát triển to và lá cũng đã già , phân bón cho các tháng cuối năm này thì chỉ để duy trì sự sống chống chọi với cái nóng cái lạnh. Cụ thể chúng ta dùng 120g dynamic và 60g NPK 16-16-8 hòa tan với 200 lít nước tưới 15 ngày 1 lần. Đồng thời phun các liều nutrilux theo chu kỳ 15 ngày 1 lần để cây tập trung nuôi nụ.

Các bạn cẩn thận các tháng cuối năm trời lạnh không khí sẽ rất khô , đất bốc hơi nước rất nhanh do độ ẩm thấp làm cho lá già bị héo khi đó chúng ta tưới thì lá sẽ tươi trở lại nhưng rồi sẽ rụng hết vì thế chúng ta cần tưới cả buổi sáng lẫn buổi chiều làm cho đất ẩm ướt sẽ không làm lá bị héo và hoa không nở nhiều nếu có mưa đột ngột. 

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5