1. Vì sao cần phải cải tạo đất trồng hoa hồng định kỳ:
Đất trồng dù có bản chất tốt như thế nào đi nữa sau một thời gian trồng cây đều suy giảm chất dinh dưỡng, không còn đủ dưỡng chất đáp ứng được nhu cầu của cây trồng nữa. Chính vì thế, cần phải cải tạo đất trồng hoa hồng định kỳ hoặc có thể thay thế đất trồng mới nếu cần thiết.
Thời hạn cải tạo đất trồng hoa hồng thích hợp là sau 1 năm sử dụng lúc này:
- Đất đã cạn kiệt dinh dưỡng: Sau một năm sử dụng, lúc này cây hoa hồng cũng đã đủ lớn và yêu cầu về lượng dưỡng chất đã vượt quá khả năng của đất trồng ở thời điểm hiện tại. Nếu lúc này không cải tạo đất trồng thì cây sẽ còi cọc và chậm phát triển.
- Sử dụng nhiều phân bón hóa học: quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng người trồng hoa sẽ sử dụng phân bón hóa học, điều này thực hiện lâu dài dễ làm cây bị ngộ độc, đất chai sạn. Khi đó đó cần có giải pháp cải tạo đất để giúp cây khỏe mạnh sinh trưởng tốt.
- Diệt trừ sâu bệnh: Đất trồng sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện sâu bệnh bệnh gây ảnh hưởng xấu đến hoa hồng. Vì vậy, cải tạo đất giúp thay đổi môi trường và diệt trừ sâu hại.
- Rễ hồng hấp thụ dinh dưỡng kém: Khả năng hút nước và dưỡng chất ở rễ hồng không giống nhau. Những lông hút ở hệ thống rễ non mới thực hiện được điều này. Tuy nhiên, đại đa phần rễ ở hoa hồng là rễ già, rễ non không đủ không gian phát triển. Vì thế nên cải tạo đất để rễ non có điều kiện phát triển tốt hơn.
2. Các bước cải tạo đất trồng hoa hồng ngay tại nhà:
Mặc dù trồng hoa hồng đúng kỹ thuật, đất trồng đạt yêu cầu về độ tơi xốp, thoáng khí, đủ dưỡng chất, độ ẩm cao, độ pH phù hợp. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng đất sẽ xuống cấp. Vì thế, cần cải tạo đất sau khoảng 1 năm sử dụng.
2.1. Phơi khô đất sau đó trộn đất với vôi bột:
Đập nhỏ và phơi khô đất trồng hoa hồng để để gia tăng lượng oxy trong đất. Không nhất thiết phải đập nhỏ toàn bộ đất, nên để khoảng 10 đến 15% hạt đất to bằng đầu ngón tay ở phía dưới đáy chậu để nâng cao hiệu quả thoát nước. Trộn đất với vôi bột để ngăn chặn thoái hóa đất, khử mặn, ngăn chặn sự sinh sôi của nấm bệnh, cung cấp canxi cho đất và phát huy hiệu lực của phân bón.
2.2. Cải tạo độ tơi xốp cho đất:
Hoa hồng thuộc loại cây ưa nước. Tuy nhiên, cây dễ bị ngập úng nếu cung cấp quá nhiều nước. Chính vì vậy, cần cải tạo độ tơi xốp cho đất để rễ cây rễ thở giúp thoát nước nhanh chóng bằng cách sử dụng các chế phẩm nông nghiệp như như đổ, bã đậu tương, vỏ lạc, trấu tươi, trấu hun, xơ dừa trộn vào đất trồng hoa hồng.
2.3. Bổ sung dưỡng chất chất cho đất trồng hoa hồng:
Sau 1 năm sử dụng ảnh đất cạn kiệt dưỡng chất do không bổ sung phân hữu cơ hoặc bổ sung không đủ, tưới nước không đúng cách làm rửa trôi dưỡng chất. Có thể cải tạo đất bằng những biện pháp sau đây:
- Sử dụng phân trùn quế để cung cấp dưỡng chất cho cây: phân trùn quế tăng khả năng giữ ẩm cho đất, cung cấp dưỡng chất dễ tan, dễ hấp thụ cho cây. Bên cạnh đó đó phân trùn quế còn được đánh giá là một một thực thể duy trì độ tơi xốp của đất lâu dài. Chỉ cần đem đất trồng hoa hồng trộn cùng với phân trùn quế theo tỉ lệ 5 đến 6 kg phân trùn quế trên 1/m2 đất đã phơi khô.
- Bổ sung phân cá cho đất: phân cá được sản xuất từ ruột cá, cá nhỏ, đầu cá. Có thể cải tạo đất trồng hoa hồng bằng cách, trực tiếp cho phân cá vào đất hạt hoặc ngâm dinh dưỡng cùng rỉ đường để lấy nước tưới.
- Phương pháp ấp ủ đất hoa hồng trực tiếp với phân cá: Chuẩn bị 1 đến 2 kg phân cá và một chiếc thùng xốp. Cứ rải một lớp đất thì một lớp phân cá và 1 đến 2gr chế phẩm vi sinh cho đến khi hết phân cá. Bên trên thùng phủ một lớp đất và rắc thêm vôi bột để tránh mùi hôi và và ruồi bọ.
- Phương pháp ngâm dinh dưỡng cá với chỉ đường: Sử dụng chế phẩm cá đã băm nhỏ cho vào bình, vại. Tiếp theo cho rỉ đường với tỉ lệ 1:1 và đậy kín nắp, để nơi thoáng mát. Sau khi ủ một tháng thì chắt nước cá ngâm pha với nước theo tỉ lệ 0,5 đến 1% phun hoặc tưới lên đất.
2.4. Bổ sung chế phẩm kháng nấm bệnh:
Chế phẩm sinh học trichoderma hỗ trợ cây trồng kháng nấm bệnh. Các loại bệnh thường gặp ở hoa hồng như: thối rễ, chết yểu... Có thể bón trực tiếp ở mỗi gốc hồng 10g hoặc pha với nước tưới lên đất để giúp cây hoa hồng kháng được nấm và các loại bệnh thường gặp.
Việc cải tạo đất trồng hoa hồng sau 1 năm sử dụng là điều cần thiết để cây luôn trong tình trạng phát triển khỏe mạnh, sai hoa, hoa đẹp và được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng.
https://bachthao.net/nhung-dieu-ban-can-phai-biet-ve-dat-trong-hoa-hong/