Cách chăm sóc cho cây cảnh đúng cách
Dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây mà chúng ta điều chỉnh cho hợp lý, tạo cho cây cảnh có môi trường tốt nhất để phát triển thuận lợi.
- Nước tưới: nước là yếu tố cực kỳ quan trọng khi chăm sóc cây cảnh. Dựa vào đặc điểm của từng loại cây mà cung cấp lượng nước thích hợp, không được quá dư hay quá thiếu. Với những loại cây cảnh ưa ẩm cần lượng nước nhiều hơn bằng việc tưới mỗi ngày, các cây mọng nước thì phải tưới nước cách ngày và giữ đất khô thoáng, trồng cây trong những vị trí thoát nước tốt. Khi tưới dùng nước sạch, nếu dùng nước máy nên phơi nắng 2-3 ngày để bay hết clo, nước không nhiễm mặn nhiễm phèn hay axit và nhiệt độ nước bình thường. Khi quan sát cây vàng lá, héo lá hay bề mặt đất khô, bạc màu, có hiện tượng nứt đất thì nên tưới nước liền cho cây để đảm bảo cây không bị thiếu nước.
- Độ ẩm Những loại cây cảnh nhiệt đới rất cần độ ẩm để cây không bị khô héo. Nhất là đối với những cây cảnh trồng trong nhà nên sử dụng chai xịt và phun sương cho cây mỗi ngày để tạo độ ẩm cần thiết cho cây. Khoảng cách giữa các cây cảnh càng gần càng làm cho chúng cung cấp độ ẩm trong không khí nhiều hơn.
- Ánh sáng: Chúng ta phải biết cây mình đang trồng chịu nắng tốt, chịu ánh sáng hay bóng râm để dễ dàng đặt cây đúng vị trí. Tuy nhiên loại cây cảnh nào cũng cần ánh sáng để quang hợp nên ta có thể linh hoạt để cây ở vị trí nhiều sáng nhưng không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Có thể đem ra sáng vài giờ rồi đem vô bóng râm với những loại ưa mát.
- Phân bón: cây cảnh. Việc bón phân không đủ sẽ làm cây thiếu dinh dưỡng và sức sống, không phát triển tốt. Ngược lại, việc bón phân quá liều làm cây cảnh bị sốc phân, thối gốc hay thậm chí chết cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chúng ta cần quan sát cây cảnh thường xuyên xem những biểu hiện trên cây, nếu có các dấu hiệu như vàng lá, đốm lá, lá bị sâu ăn… thì nên phun các loại thuốc đặc trị để giúp cây sớm phục hồi.
- Cắt tỉa: Việc cắt tỉa cây cảnh thường xuyên không chỉ tạo dáng và giữ dáng cho cây, giúp cây sạch sẽ mà còn ngăn ngừa sâu bọ côn trùng. Cắt bỏ cành già giúp cây phát triển tốt hơn. Tỉa bớt rễ để rể không làm nứt vỡ chậu khi cây phát triển vượt bậc. Ngoài ra, việc lau chùi, vệ sinh sạch sẽ lá cũng giúp cây lọc không khí tốt hơn và tươi xanh hơn.
- Để cây cảnh ở vị trí cố định: Nếu muốn thay đổi vị trí hay môi trường sống cần thực hiện từ từ để cây thích nghi, không nên đem cây từ bóng râm lâu ngày ra để dưới nắng hoặc ngược lại.
Bón phân cho cây cảnh đúng cách
- Đối với cây cảnh chỉ có lá nên sử dụng các loại phân nhiều đạm và lân để giúp cây phát triển rễ, lá, thân tốt hơn. Nếu cây cảnh có hoa và quả nên bón thêm kali giai đoạn ra nụ và hoa để hoa được tươi lâu hơn, màu sắc đẹp hơn và cứng cáp hơn.
- Trước khi trồng cây cảnh nên sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục trộn với đất thịt để bón lót cho cây, nếu đất có độ pH cao có thể cho thêm ít vôi để cải thiện.
- Phân NPK rất tốt cho cây cảnh, tuy nhiên có những loại phân NPK với thành phần đạm, lân và kali khác nhau phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của cây cảnh nên chúng ta cần chú ý hàm lượng này.
- Nên bón phân vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối và tưới nước cho cây sau khi bón.
- Phân hữu cơ cần được ủ trước khi bón, không nên bón phân tươi rất dễ gây bệnh cho cây và ngộ độc cây.
- Phân vô cơ nên được hoà tan với nước rồi tưới gốc cây để có hiệu quả cao hơn, có thể rạch vạch nhỏ cách gốc cây cảnh 3-5cm rồi bỏ phân vào và lấp đất lại.
- Khi cây cảnh đang bệnh hoặc sâu bọ nên phun thuốc trị bệnh, cây khoẻ mới bón phân.
- Có thể sử dụng phân bón tan chậm để bón cho cây cảnh được hiệu quả.
- Đối với các loại cây thuỷ sinh thì dùng phân đặc hiệu rồi pha nước theo liều lượng được chỉ định để mang lại hiệu quả.
Mỗi loại cây cảnh có nhu cầu dinh dưỡng và mực nước, điều kiện sống khác nhau, chúng ta nên tìm hiểu kỹ đặc điểm của loại cây mà mình trồng để tiện lợi trong việc chăm sóc để cây phát triển tốt hơn và mang lại hiệu quả như mong muốn.