Skip to content

Cách nhận biết và cách trồng lan hoàng lạp

Admin 14.03.2021269 lượt xem
Hoàng lạp là một loài lan có màu vàng tươi mất nâu đầy niềm kiêu hãnh và luôn là tâm điểm của những người đam mê lan, vậy thì lan hoàng lạp có xuất xứ từ đâu? cách trồng như thế nào? và đặc điểm nhận biết là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn cách nhận biết và cách trồng lan hoàng lạp.

Giới thiệu chung

Nếu như những ai yêu thích màu vàng thì chúng ta không nên bỏ qua loài lan này với một màu sắc ấn tượng và nổi bật, không chỉ như vậy mà loại lan này còn là loài rất dễ trồng và chăm sóc, chúng phù hợp với mọi môi trường thời tiết và khí hậu.

Loài lan này có tên khoa học là dendrobium chrysotoxum đất là loài thuộc giống hoàng thảo cùng với họ lan phi điệp và lan long tu…

Nguồn gốc và đặc điểm của loài lan này

Cũng giống với nhiều loại lan hoàng thảo khác thì lan hoàng lạp có nguồn gốc tại các khu rừng thuộc khu vực Đông Nam Á như là Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái lan và nhiều nước khác.

Phần thân và lá

Đây là một trong những loài thuộc chi lan hoàng thảo nhưng hoàng lạp thì không có nhiều đốt và thân rủ, và ngược lại thì loài này có đặc điểm là thân hướng lên khoảng 2-5 đốt và lá mọc ngày trên phân đốt và chúng có hình dạng giống với lá tre nhưng rộng, to hơn.

Thân của loài cây này có màu xanh nhạt hoặc ngã vàng, các đốt thân bóp ở hai đầu và mở rộng giữa thân dài, thân khá cứng giống như thân tre và có nhiều rãnh dọc dài khoảng 6-30 cm.

Phần rễ

Hầu như đối với các loài lan thì rễ là phần quan trọng nhất vì đây là bộ phận hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cây. Hoàng lạp cũng như những loài cây lan khác có bộ rễ chụm lại giữ thân cây với vật chủ, bộ rễ của loài cây này thường phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân và không phát triển vào mùa đông. Điều hay ở đây là rễ của loài cây này phát triển phân nhánh để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn và cũng sẽ già và chết đi.

Hoa của lan hoàng lạp

Loài này là một trong một số ít loài có hoa màu vàng rực rỡ kết hợp cùng với đôi mắt nâu hảo huyền, khuôn hoa tròn trịa và cánh hoa cân đối. chúng ta phải công nhận loài hoa này mang một vẻ đẹp kiêu sa mà không phải bất kỳ loài lan nào cũng có. Tuy nhiên loài hoa này không có chuỗi hoa dài đủ để khoe hết vẻ đẹp kiêu sa của mình. Mỗi chuỗi hoa chỉ có khoảng 3-5 bông hoa đủ để tạo thành một khóm hoa. Hoa không có hương thơm không quá nổi trội.

Mùa hoa

Cũng giống như loài lan vảy rồng thì lan hoàng lạp thường chỉ nở vào mùa xuân từ tháng 3-5 hằng năm. Dưới ánh nắng của mùa xuân thì lan hoàng lạp là một cô nàng kiều diễm tỏa ánh sáng chói chang.

Cách trồng và chăm sóc

Cũng giống như nhiều loài lan khác thì lan hoàng lạp cũng là một loài phải yêu cầu đầy đủ các yếu tố về ánh sáng, độ ẩm, không khí và nước.

Ánh sáng

Chúng ta luôn phải đảm bảo ánh sáng phải dịu nhẹ và không phải là ánh sáng trực tiếp thông thường thì chúng ta sẽ ghép loài lan này lên cây sống hoặc dùng một tấm lưới đen để che đi, chúng ta cũng có thể đem lên ban công nhưng phải đảm bảo ánh sáng phải từ 40-50% lượng ánh sáng thông thương.

Độ ẩm

Việc làm thế nào để giữ độ ẩm cho lan cũng là một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu ý, để đảm bảo việc này thì vào những ngày nắng nóng chúng ta nên tưới cây từ 3-4 lần và giảm lại vào mùa mưa chỉ khoảng 1-2 lần.

Phân bón

Nếu như chúng ta muốn cho cây phát triển mạnh thì cần phải cung cấp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây, nên sử dụng loại phân bón dễ tan để giúp cho cây dễ dàng hấp thu, chúng ta không nên sử dụng các loại phân tươi vì loại phân này chứa nhiều vi sinh vật sẽ làm cây bị nhiễm bệnh.

Không khí

Và có một số vấn đề mà chúng ta cần lưu ý đó chính là không khí bởi vì nếu như chúng ta trồng lan ở những nơi tối tăm ngột ngạt và sẽ chết vì không đủ không khí lưu thông.

Thông qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tất cả các kinh nghiệm cho mọi người, hy vọng rằng mọi người sẽ đạt được kết quả tốt.

https://runghoalan.com/phong-lan/dac-diem-nhan-biet-cach-trong-va-cham-soc-lan-hoang-lap/

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5