Đặc điểm của cây Thiết Mộc Lan
- Thiết Mộc Lan thuộc loại cây thân gỗ cột có nhiều lá. Khi cắt ngang thân cây sẽ mọc lên rất nhiều chồi tại vị trí cắt nên có thể tạo hình dễ dàng theo ý muốn. Chiều cao của loại cây này có thể đạt đến 6m.
- Thiết Mộc Lan có sọc rộng và vàng nhạt ở trung tâm lá, lá có thể dài đến 1 mét và rộng đến 10cm. nếu trồng ở đất vườn hoặc điều kiện tự nhiên
- Hoa kết thành chùm màu trắng có mùi thơm, điều kiện để ra hoa là cây cần được chăm sóc đúng, đủ và thời điểm ra hoa vào cuối đông đầu xuân.
Cách ươm giống và trồng cây Thiết Mộc Lan
- Bước 1: chuẩn bị đất, có thể trồng trong chậu hoặc làm luống trồng tự nhiên tuỳ nhu cầu sử dụng. Đất cần đảm bảo độ pH từ 5-6,5 và giàu dinh dưỡng. Sử dụng phân hữu cơ + vôi + trấu + đất thịt ủ 2 tuần cho hoai mục để đảm bảo đất tơi xốp, đủ độ mùn và màu mỡ. Tiến hành tạo thành một luống giâm ươm với bề ngang 1,5m theo hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió Lào và gió mùa Đông Bắc.
- Bước 2: chọn cây cây mẹ có đặc điểm sinh trưởng tốt, lá ngắn, thân to, dùng dao hoặc cưa cắt ngang thân thành từng hom riêng, mỗi hom có chiều dài từ 25-50cm.
- Bước 3: lấy đất đã được ủ tạo thành bầu đất, tiến hành dâm hom vào bầu đất theo chiều thẳng đứng hoặc nghiêng 15 độ rồi tưới nước.
- Bước 4: sau 3 tháng ươm, cây con đã phát triển tốt, quan sát thấy cây có tán lá mọc vòng quanh than, có khả năng phân nhánh nhiều thì tiến hành đưa cây ra chậu hoặc những vị trí theo nhu cầu.
- Bước 5: lấy bầu đất của cây nhẹ nhàng, đặt vào chậu hoặc hố đã đào sẵn, lưu ý không để bầu đất quá thấp hoặc quá cao so với thành chậu/hố.
- Bước 6: lấp đất và dùng tay ấn đất xung quanh cây, tưới nước.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Thiết Mộc Lan và cách chăm sóc tốt nhất cho loại cây này
- Đất: Đất trồng Thiết Mộc Lan nên được xới thường xuyên 2-3 tháng mỗi lần để tạo độ tơi xốp, có thể thấm nước tốt cũng như lượng phân bón để cây hấp thu tốt hơn. Nên xới đất vào thời điểm đầu và cuối mùa mưa và không làm ảnh hưởng đến bộ phận rễ.
- Nước: Thiết Mộc Lan là loại cây cần được tưới nước nhiều để duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian tưới khoảng 2 lần mỗi ngày, 1 tuần nên tưới 2-3 lần vào sáng và chiều mát.
- Chúng ta cần quan sát thân cây và lá cây để biết được tình trạng thiếu nước hay dư nước để điều chỉnh cho hợp lý
- Phân bón: đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của Thiết Mộc Lan. Nên bón lượng vừa phải không gây tình trạng sốc phân nếu bón thừa. Liều lượng phân bón được tính như sau: chia đều 1 kg phân hữu cơ để bón cho mỗi cây trong vòng 1 năm, đồng thời cung cấp phân vô cơ vớii liều dùng phân Super lân 25g đến 50g/cây, phân urê 50g đến 100g/cây, vôi 100g/cây mỗi năm. Có thể bón trực tiếp vào đất bằng cách tạo rãnh nhỏ cách gốc 5-10cm cho phân vào rồi lấp đất lại. Hoặc hoà tan phân rồi phun. Trước khi bón phân nên tưới nước tạo độ ẩm cho cây và tưới ngay sau khi bón phân để cây không bị cháy lá, úng gốc.
- Trừ sâu bệnh hại: loại cây này sinh trưởng và phát triển khá tốt nên ít gặp vấn đề sâu bệnh. Nếu quan sát thấy lá khô, vằn lá xuất hiện thì kiểm tra coi cây có bị sâu không và bắt sâu nếu có.
- Kiểm tra định kỳ: việc kiểm tra Thiết Mộc Lan rất quan trọng trong quá trình chăm sóc, chúng ta sẽ phát hiện kịp thời những thay đổi của cây, xác định cây gặp những vấn đề gì và có giải pháp hợp lý để cải thiện. Đồng thời, cắt tỉa cây đúng cách, đúng thời điểm để cây trông đẹp mắt và chắc khỏe.
Thiết Mộc Lan là loại cây cảnh rất dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên người trồng cần chú ý quan sát cây trong quá trình phát triển để nhanh chóng nhận biết những tình trạng của cây và có hướng xử lý, giúp cây luôn khỏe mạnh và xanh tươi, đẹp mắt.