Skip to content

Kỹ thuật bón phân cho hoa và cây cảnh

Admin 04.05.2021139 lượt xem
Tất cả các khâu trong quá trình trồng và chăm sóc hoa và cây cảnh đều quan trọng như nhau. Mỗi khâu có những kỹ thuật và cách thức riêng. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới kỹ thuật bón phân cho hoa và cây cảnh đúng cách và đạt hiệu quả.

Những Biểu hiện hoa và cây cảnh thiếu phân và hướng xử lý

  • Thiếu Photpho: khi thiếu thành phần này cây có biểu hiện lá có màu xanh lục đậm rồi chuyển đỏ đậm hoặc tím từ phía trong rồi lan ra rìa lá. Người trồng cần bón phân có hàm lượng Photpho đảm đảm bảo đủ chất cho cây phát triển.
  • Thiếu Nitơ: màu lá xanh nhợt nhạt hoặc đốm vàng lấm tấm. Người trồng nên bón phân có hàm lượng Nitơ cao để cây không còn tình trạng này.
  • Thiếu Kali: biểu hiện trên lá non có màu hung đỏ và rìa lá khô. Lúc này cây cần được bổ sung phân có chứa hàm lượng dưỡng chất Kali cao hơn bình thường.
  • Thiếu Magie: cây ra hoa chậm hơn chu kỳ phát triển, màu sắc của hoa không tươi tắn, trên lá lá có các vết nâu, lá chuyển vàng. Nếu tình trạng như vậy cần bổ sung phân bón chứa Magie cho cây.
  • Thiếu chất sắt: biểu hiện gân lá chuyển màu vàng hoặc trắng, lá non vàng, nên sử dụng phân bón có chất sắt bổ sung cho cây.
  • Thiếu Canxi: cây có biểu hiện lá non bị xoăn móc câu. Lúc này nên bón 1-2 thìa canxi nitrat cho cây hàng tuần đến khi cây khoẻ.

Các loại phân bón hay dùng cho hoa và cây cảnh

  • Sử dụng phân hữu cơ đã qua xử lý, phân chuồng ủ hoai… để bón lót cho cây, giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây con. Có thể bổ sung khi cây trưởng thành để tăng cường chất dinh dưỡng trong đất cho cây hấp thụ. Một số loại phân hữu cơ hay được sử dụng như phân trùn quế, phân dê, phân dơi, phân bắc, phân gà, đạm cá…
  • Phân vô cơ chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của hoa và cây cảnh. Với các thành phần đa lượng như Đạm, Lân, Kali, những nguyên tố trung lượng như Magie, Canxi, Lưu Huỳnh và các nguyên tố vi lượng như Sắt, Chì, Kẽm…đều đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa và cây cảnh. Một số loại phân vô cơ được dùng cho hoa và cây cảnh như Supe Lân Lâm Thao, NPK đầu trâu, vi lượng GrowMore Vitamax B1…
  • Cây cảnh cần được sử dụng phân NPK với những tỷ lệ khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau để cung cấp chất cần thiết cho cây giai đoạn đó. Ví dụ đối với hoa hồng trong giai đoạn còn nhỏ nên rải phân NPK 20-20-15 hoặc 16-16-8 bằng cách tạo một khe rãnh từ 3-5cm quanh thành chậu,rồi lấp đất và tưới nước. Phân NPK 20-20-15 tương ứng lượng đạm 20, lân 20 và Kali 15 vid đây là giai đoạn cần đạm và lân để phát triển rễ, thân, lá. Đến khi giai đoạn ra hoa cần bón phân NPK có hàm lượng Kali cao hơn để nuôi hoa, giúp hoa đẹp và bền màu, tươi lâu.
  • Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra các chế phẩm để bón cho cây cảnh và hoa từ nguồn sẵn có trong nhà, ví dụ dùng nước vo gạo đã lắng để tưới cho hoa nhưng không dùng cho cây ăn trái. Với những loại cây cảnh chỉ có lá có thể dùng chế phẩm làm bánh dầu từ đậu phộng, dầu dừa, …để bón giúp lá xanh mượt, màu sáng. Chế phẩm đậu tương tốt cho tất cả các bộ phận của cây.
  • Chúng ta cũng nên sử dụng phân tan chậm để bón cho hoa và cây cảnh. Đây là một loại phân có nhiều ưu điểm giúp cây hấp thụ tối đa dưỡng chất mà không bị trình trạng sốc phân, quá liều. Đối với các loại hoa như Phong Lan chỉ cần để phân vô túi rồi đặt dưới giá thể là có thể yên tâm về chất dinh dưỡng.

Cách bón phân cho hoa và cây cảnh

Phân vô cơ

  • Phân vô cơ dạng nước như GrowMore Vitamax B1 được pha với nước theo tỷ lệ nhất định để tưới lên lá.
  • Phân vô cơ dạng nhuyễn như super lân có thể bón trực tiếp dưới gốc hoặc ngâm nước rồi tưới vào gốc cây.
  • Phân vô cơ dạng hạt như NPK được bón cho cây bằng cách tạo khe rãnh cách gốc 3-5cm, để phân rồi lấp đất lại, có thể đào hố lớn hơn đối với cây cảnh lớn rồi bỏ phân và lấp đất lại, tưới đẫm nước. Cách thứ 3 là ngâm phân với nước, để qua đêm rồi tưới cho cây.

Phân hữu cơ

  • Phân được bón lót bằng cách trộn với đất thịt để dưới đáy chậu, rắc thêm 1 lớp đất lên rồi mới cho hoa hay cây cảnh vào chậu.
  • Có thể trộn với 1 ít vôi để khử chua cho đất, hoà tan phân với nước, để qua đêm cho phân tan rồi lấy phần trên tưới cho cây.
  • Đào hố rồi thả phân xuống và lấp đất lại sau đó tưới nước nếu bón thúc.
  • Cho phân vào túi rồi đặt dưới gốc cây và tưới nước để phân thấm từ từ.

Để có hiệu quả trong việc bón phân cho hoa và cây cảnh, chúng ta nên lập kế hoạch bón phân chi tiết cho từng giai đoạn phát triển của cây để có được hiệu quả cao nhất.

Đánh giá bài viết
2 bầu chọn /trung bình: 5