Skip to content

Kỹ thuật nhân giống và cách trồng lan trong chậu

Admin 10.03.2021228 lượt xem
Trồng lan được coi là một trong những thú chơi tao nhã đòi hỏi sự đầu tư và niềm đam mê thực sự của người chơi. Nếu như chúng ta Muốn có một giỏ lan đẹp, bên cạnh những phương pháp trồng lan phổ biến là ghép lan thì chúng ta còn có cách khác đó là trồng lan trong chậu.

Bài viết này sẽ chia sẽ kỹ thuật nhân giống và cách trồng lan trong chậu hiệu quả cho những người còn băn khoăn vấn đề này.

1. Cách trồng lan trong chậu

  • Thời điểm tốt nhất để trông làn là vào tháng 3 và tháng 4 tính theo lịch dương.
  • Hiện tại thì có khá nhiều loại chậu được dùng trong việc trồng lan, chậu đất nung, chậu bằng nhựa, hay cũng có thể trồng trong quả dừa khô. Những chậu được dùng để trồng lan thì cần phải có nhiều lỗ để đảm bảo được độ thông thoáng và thoát nước tốt.
  • Yêu cầu cần phải có những loại giá thể xốp, nhẹ, có khả năng giữ được độ ẩm cao như xơ dừa, xỉ than, vỏ thông và mùn cưa….
  • Tùy theo sở thích của mỗi người trồng lan mà chúng ta có thể chọn giống lan mà mình thích, nhưng chúng ta nên đến những địa điểm uy tín để được đảm bảo an toàn. Đối Với những người mới bắt đầu chơi lan thì nên chọn những giống lan khỏe mạnh, lá xanh tốt và cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay như đại châu, quế lan hương, lan kiều, phi điệp, đuôi cáo, …
  • Đối Với những cành lan được đem về từ tự nhiên thì chúng ta cần phải xử lý trước khi trồng. Sau khoảng thời gian 1 tháng, khi mà cây bắt đầu nhú rễ thì chúng ta có thể tiến hành trồng vào chậu.

Kỹ thuật trồng lan

Sau khi chúng ta đã chọn được giống thích hợp thì sau đó chuẩn bị chậu trồng có kích thước cân đối với giá thể thì chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành trồng.

  • Cho chất liệu vào khoảng 1/5 chậu. chúng ta Nên cho những chất liệu có kích thước lớn xuống dưới đáy trước, chất liệu có kích thước vừa và nhỏ thì ở giữa và trên cùng. Nhưng phải Luôn đảm bảo lượng chất liệu trong chậu phải thấp hơn so với mép chậu khoảng 1 – 2 cm.
  • Nếu như chúng ta chọn loại lan đa thân thì nên cắm cọc nhỏ ở phần mép chậu, còn cắm vào giữa chậu nếu chọn loại lan đơn thân. Cọc này là để giúp cho lan được đứng vững khi tới nước vì chúng vô cùng mỏng manh và yếu ớt.
  • Sau đó chúng ta dùng dây buộc lan vào cọc để hướng phát triển của cành phải luôn hướng vào chính giữa chậu.
  • Khi trồng chung ta không nên cho gốc cây nằm sát đáy chậu mà chỉ để lưng chừng giữa lớp chất liệu. Trên mặt mặt chúng ta phủ một lớp xơ dừa hoặc dớn để làm tăng độ ẩm cho cây.
  • Đối với những cây mới trồng thì nên che nắng và giảm ánh sáng cho đến khi rễ non đã phát triển thì mới chuyển vào nơi có ánh sáng tốt hơn.

2. Kỹ thuật nhân giống hoa lan

  • Giao phấn ở trong tự nhiên là một hiện tượng bình thường gần như là điều bắt buộc đối với với tất cả các loại lan. Chính vì vậy mà hoa lan có sự đa dạng về chủng loại. Giao phấn thông thường thì sẽ tạo ra những giống mới, qua quá trình chọn lọc thì những cây con có đặc tính hơn hẳn cây bố mẹ của chúng
  • Khi chậu lan quá đầy thì chúng ta nên dùng phương pháp này để làm tăng số lượng cây lên. Khi tách thì chúng ta chỉ tách những cành già khi hoa đã tàn có độ tuổi từ 2 – 3 năm.
  • Sau khi tách thì cành già được trồng lại trên giá thể ẩm để tạo ra chồi con. Các chồi con này sẽ được nuôi cùng với cành cho đến khi mọc được rễ mới, đủ sức phát triển và ổn định thì chúng ta mới được tiến hành tách lần 2. Với một cành già như thế thì chỉ có thể cho 1 – 2 cây con trên một đợt.
  • Khi chúng ta thực hiện phương pháp chiết tách này, tuy là nó sẽ đảm bảo được đặc tính di truyền của cây bố mẹ sang thế hệ con nhưng chúng lại sinh trưởng và phát triển không đồng đều.

3. Ý nghĩa của hoa lan

  • Màu xanh: Lam là một loài hoa có đủ các màu sắc nhưng chúng không bao giờ có một màu xanh tuyệt đối mà chỉ có một màu xanh nhạt loại màu sắc này thì tượng trưng cho sự độc đáo và hiếm có của loài hoa này.
  • Màu đỏ: Màu này là sự tượng trưng cho sự khao khát mãnh liệt nhưng trong một số trường hợp thì màu đỏ này cũng mang ý nghĩa là lòng dũng cảm và sức khỏe.
  • Màu hồng: Tượng trưng cho sự hạnh phúc, vui vẻ và sự duyên dáng, đặc biệt nó còn tượng trưng cho sự trong sạch và nữ tính.
  • Màu trắng: Màu này thì thường đại diện cho sự tôn kính, khiêm nhường, trong sạch và thuần khiết, sự sang trọng và là biểu tượng của sắc đẹp
  • Màu tím: Tượng trưng cho lòng ngưỡng mộ, tôn kính, phẩm giá và quý tộc.
  • Màu vàng: Tượng trưng cho sự nhiệt tình, niềm kiêu hãnh và táo bạo.
  • Màu xanh lá: Loài phong lan này tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ và tự nhiên chúng cũng mang ý nghĩa mang đến nhiều phước lành.

 https://eva.vn/nha-dep/cach-trong-hoa-lan-trong-chau-va-ki-thuat-nhan-giong-cho-hoa-to-dep-bon-mua-c169a360861.html

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5