Lựa chọn chậu phù hợp:
Bước đầu tiên trong quy trình trồng hoa hồng đó là lựa chọn chậu phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hoa hồng. Đối với hồng trưởng thành, thân cây đã lớn, nhu cầu sử dụng nước nhiều nên lựa chọn chậu lớn để tăng khả năng giữ ẩm.
Đối với những cây hồng con, cành giâm mới mọc rễ và còn yếu nên lựa chọn chậu có kích thước nhỏ bởi nếu sử dụng chậu lớn sẽ dẫn đến lượng nước dư thừa trong chậu nhiều dễ gây thối rễ làm chết cây.
Khi chọn chậu hồng nên chọn loại chậu có chân và có lỗ thoát nước ở phần đáy giúp việc thoát nước trở nên dễ dàng hơn. Nên chọn loại chậu có 2 lỗ thoát nước, hoặc 1 lỗ thì phải đủ rộng.
Lựa chọn cây giống:
Đối với những người mới bắt đầu chơi hồng thì nên dành chút thời gian để nghiên cứu đặc điểm của khu vực trồng hồng để lựa chọn được loại hồng phù hợp. Có thể mua cây giâm, cây chiết hoặc ghép đều được để đảm bảo tỷ lệ sống của cây cao hơn.
Cây hồng lúc mới mua về thường bị mất sức bởi cần di chuyển một quãng đường đồng thời thay đổi môi trường sống. Vì vậy, cần tháo bầu và vô chạy nhanh và đúng cách để đảm bảo hồng sinh trưởng tốt.
Làm đất trồng hồng:
Hoa hồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì đất trồng rất quan trọng. Nên chọn loại đất tơi xốp, giá thể có độ thoáng, có thể giữ ẩm và thoát nước tốt.
Tiếp theo cần phối trộn giá thể trồng với nhau theo tỷ lệ: 50% đất sạch, 20% trấu hun, 30% phân trùn quế hoặc 40% xơ dừa, 10% trấu hun, 30% trùn quế, 205 viên đất nung để tạo thành hỗn hợp đất trồng phù hợp cho hồng.
Đất trồng có chứa phân trùn quế có chất lượng tốt giúp tăng hiệu quả của phân bón, giúp hoa có màu đẹp, cây cứng, lá dày, bộ rễ khỏe nhờ thành phần có chứa chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh. Tăng khả năng chống chịu của hồng đối với sâu bệnh và thời tiết.
Tiến hành trồng hồng:
Đặt chậu ở khu vực thông thoáng, lót dưới đáy chậu một ít viên đất, tiếp đến trồng hoa hồng vào chậu và cho giá thể trồng lấp đầy gốc hồng. Nếu hồng nằm trong bầu nilon thì nên đặt cây nằm nghiêng trong chậu và dùng dao rạch bao nilon theo chiều từ trên xuống để tách nilon ra khỏi bầu. Tiếp theo nhẹ nhàng đặt cây thẳng đứng giữa chậu và lấp giá thể trồng xung quanh gốc cây. Dùng tay ấn xung quanh để giữ gốc không bị lung lay, tránh ấn chặt có thể gây đứt rễ con.
Cuối cùng che nắng cho chậu hồng và mang đến khu vực có bóng râm để tránh làm cây bị héo úa. Khi cây đã sống nên đặt ở khu vực có đủ sáng và thoáng gió.
Tưới nước cho cây:
Đối với giá thể trồng có chứa phân trùn quế không cần tưới nước thường xuyên bởi phân trùn quế có khả năng ngậm nước tốt, giúp hồng không bị thiếu nước hoặc ngập úng.
Đối với hồng trồng chậu có thể tưới nước 2 ngày/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới nước cho hồng đã khô nước cần tưới đẫm, tránh chỉ tưới nước bề mặt.
Bón phân cho hồng:
Bón phân trùn quế sẽ giúp hoa hồng có màu sắc đặc trưng, bền màu, đẹp, nên bón phân trùn quế trong thời kỳ cây sắp ra hoa. Khi hồng đã ra hoa không được tưới phân và nước lên cánh hoa.
Bón phân định kỳ 1 tháng 1 lần, phun Atonik và bón phân trùn quế xen kẽ nhau. Khi tỉa cành hoặc sau mỗi đợt hoa nên bón bổ sung phân trùn quế để cây hồi sức nhanh.
Thu hoạch hoa hồng và cắt tỉa hồng:
Thời gian thu hái hoa hồng thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lúc này cây còn nhiều nhựa, nước giúp hoa lâu tàn và héo. Trước khi cắt hoa nên tưới nhiều nước để cây dự trữ nước cho hoa.
Nên sử dụng dao hoặc kéo sắc và cắm ngay cành hồng vào nước sạch sau đó đưa vào nơi kín gió, râm mát để bảo quản hoa. Nên chừa lại 2-4 đốt hoặc cắt hồng sát cành hoa chính. Khi cắt nên chừa bên dưới cành khoảng 3 lá để sau này hồng đâm chồi mới.
Sau khi cắt hoa nên tỉa cành tăm, cành thừa, lá hư, hoa tàn. Tiếp tục chăm bón để hồng tiếp tục ra hoa.
Phòng ngừa và xử lý sâu bệnh:
Hồng thường bị sâu bệnh do đặt chậu ở nơi ẩm ướt, thiếu sáng, ngập úng khi mưa sẽ làm cây thiếu sức sống, hư hỏng lá hoa, cây suy kiệt thậm chí chết cây.
Bệnh đốm đen trên hồng: lá hồng xuất hiện đốm đen, lá vàng úa, rụng dần nên cắt tỉa lá bệnh, chuyển hồng đến nơi khô thoáng. Sử dụng 1 muỗng baking soda pha vào 1 lít nước và vài giọt xà phòng phun khử trùng cho cây.
Bệnh gỉ sắt trên hồng: Xuất hiện đốm nhỏ vàng trên lá và lan dần. Nguyên nhân bệnh do thời tiết ẩm ướt, cần ngưng tưới nước và dùng vôi hoặc baking soda để khử trùng.
Bệnh phấn trắng trên hồng: Xuất hiện lớp bột màu trắng trên thân và lá hồng. Nguyên nhân do khu vực ẩm ướt và thiếu ánh nắng trực tiếp, cần rải vôi hoặc phun baking soda trong vài ngày để trừ bệnh.
Hồng bị rệp: Rệp thường có màu trắng, xanh, nâu tập trung ở khu vực chồi non hoặc búp hoa. Cần xịt nước, chế phẩm hữu cơ, trường hợp cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp không độc hại.
Bên cạnh đó chăm sóc kỹ hồng để tránh nhện đỏ, bọ trĩ, sâu ăn lá, nhện trắng, ốc sên…
Với phương pháp trồng hồng đơn giản mà ai cũng có thể làm được hi vọng bạn sẽ nhanh chóng sở hữu được vườn hồng như ý