Kỹ thuật trồng lan ở trong chậu
Kỹ thuật chọn chậu
- Chúng ta nên Chọn những chậu đã được nung chín, kích thước của chậu phải cân đối với khả năng phát triển và sinh trưởng của cây, có nhiều lỗ thoáng khí.
- Chúng ta cần phải rửa sạch chậu trước khi trồng. Nếu như chúng ta dùng lại chậu cũ thì nên đốt chậu để khử trùng trước khi trồng.
Kỹ thuật trồng
- Cho vật liệu trồng có kích thướng lớn vào đáy chậu chiếm khoảng 1/5 thể tích chậu. Vật liệu trồng có kích thước nhỏ nhất ở trên cùng, chúng ta không nên cho vật liệu trồng đầy chậu mà chỉ để cách mép chậu khoảng 1 – 2 cm. Vật liệu trồng có thể là thân gỗ, thân cây dương xỉ hoặc rêu biển và một số loại khác.
- Cắm cọc nhỏ vào để giúp cho cây lan đứng vững trong khi rễ cây chưa bám vào vật liệu trồng và thành chậu, nếu không làm như vậy thì cây lan sẽ bị đổ khi tưới hay lúc gió thổi mạnh làm cho đầu rễ bị tổn thương.
- Ngay sau khi trồng xong chúng ta nên để chậu lan ở những nơi mát mẻ, có độ ẩm cao cho đến khi rễ non phát triển sau đó mới chuyển ra nơi có ánh sáng phù hợp và Tưới nước bón phân giống như cây lan đã trưởng thành.
Kỹ thuật ghép trên thân cây
Đây là cách trồng gần với môi trường sống của lan ở trong tự nhiên nên được lựa chọn để trồng nhiều hơn những cách trồng khác.
Kỹ thuật chọn cây ghép
- Thân cây được chọn có thể còn sống nhưng phải lưu ý tỉa bớt tán cây sao cho phù hợp với cây lan muốn trồng. Tuy là được trồng ghép trên thân cây nhưng không phải ở đâu cũng tốt. Cây lan chỉ phát triển tốt khi được ghép về hướng có ánh sáng hướng đông chiếu rọi. Cách trồng này vô cùng thích hợp cho tất cả các giống lan, đặc biệt là đối với những loại lan rừng.
- Thân cây được chọn có thể đã chết, chúng ta có thể đem cắt thành nhiều khúc ngắn hay thành đoạn dài tùy theo sở thích của mỗi người. Trong trường hợp này cần phải có giàn che để cây không bị mưa làm cho ngập úng hoặc bị nắng làm cho khô héo. Nên chọn thân cây mục như cây vú sữa hoặc cây nhãn vì chúng làm tăng sự phát triển của cây. Nếu dùng thân cây đã chết thì nên bóc bỏ phần vỏ khô đi vì khi chúng bong ra sẽ là nơi trú ẩn cho nhiều loại côn trùng phá hoại.
Kỹ thuật ghép lan trên thân cây
- Buộc thêm một miếng xơ dừa vào bề mặt thân cây để giữ ẩm và giúp cho rễ cây không bị thối. Vào mùa khô thì chúng ta không nên buộc miếng xơ dừa vào. Phần rễ của lan phải nằm lộ ra ngoài không khí. Sau đó rễ lan sẽ theo hố ẩm mà mọc dọc theo thân cây. Sau khi xơ dừa mục ta phải gỡ bỏ đi. Trường hợp trồng lan vào mùa mưa hay những nơi có thời tiết quá ẩm thì chúng ta không cần tới miếng xơ dừa.
Kỹ thuật trồng treo, không chậu
- Đối với những loại lan như c Vanda, Ascocentrum, … và các loại lan lai của chúng, chậu chỉ là giá thể vì không thể chứa hết bộ rễ của chúng, vì vậy ta thấy rễ mọc ra bên ngoài chậu và lòng thương phía dưới. Đối với những loại giống này chúng ta có thể trồng bằng cách buộc một sợi dây giữa thân cây rồi treo lan ở phía dưới của dàn, chúng không cần chậu và chất trồng mà vẫn có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Nhưng đối với phương pháp trồng này thì chỉ có thể áp dụng với một số nơi có khí hậu ẩm ướt và có độ ẩm cao.
- Ưu điểm đối với cách trồng này là tốn diện tích vô cùng nhỏ, không tốn kém vì chúng không cần dùng đến chậu và chất trồng. Cây lan cũng không có khả năng bị nhiễm bị bệnh.
Những lưu ý khi trồng lan tách chiết
- Cây lan sau khi được tách chiết thì phải đề ở nơi có bóng mát, ẩm độ cao, không để ở nơi có ánh sáng mạnh, khi nào cây bắt đầu mọc rễ thì mới chuyển cây đến nơi có ánh sáng phù hợp
- Chúng ta Tưới nước bình thường như đối với cây đã trưởng thành và chỉ tưới phân khi rễ cây đã bắt đầu hoạt động