Chúng ta chia công việc thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn có từ khoảng 2 tháng (tính theo lịch âm). Quy trình này bao gồm các việc như cắt tỉa cành, bấm đọt mai, bón phân…
Công việc của tháng giêng và tháng hai.
Mai được chưng bên trong nhà từ 10-15 ngày bị thiếu đi ánh sáng trầm trọng lá cây có màu xanh nhạt, cành ra hơi dài, có nhiều lúc người chơi quên không tưới nước cho cây trong khi đó nhiều người còn đổ bia và nước ngọt lên trên gốc mai, chính vì những điều đó mai bị mất đi rất nhiều sức nếu như không được hồi phục sớm mai có thể bị chết. Nên việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là khôi phục cây mai bằng cách:
Đưa cây mai ra ngoài sân có bóng mát và thoáng (nếu như để dưới ánh nắng thì cây sẽ bị cháy lá, nếu như không có điều kiện về bóng mát thì chúng ta nên giăng màn để giảm bớt bức xạ của ánh nắng chiếu trực tiếp lên cây). Sau những ngày tết khi hoa vẫn chưa tàn hết và còn một vài nụ vẫn chưa nở thì ta dùng các vật dụng cắt bỏ phần hoa và nụ trên cây để làm cho nhựa tập trung nuôi cây thay vì tập trung vào đài hoa và tạo hạt. việc này chúng ta nên làm trước rằm tháng giêng.
Pha phân kích rễ NUTRILUX Super roots dùng 25g/16 lít nước hoặc phân dùng 1 muỗng nhỏ café khoảng 4g pha chung với từ 8-10 lít nước, có thể pha chung với Ga3 (1g/30 lít nước) phun từ trên đọt cây xuống dưới đất cho ướt hết cây, Công việc này chỉ nên làm vào buổi chiều mát trời để tránh làm bay hơi nước
Bắt đầu từ rằm tháng giêng trở đi nếu như ta thấy cây phát triển nhanh thì có thể cắt bớt 1/3 tán đặt biệt là những tàn bị sâu bệnh nhưng phải chú ý không được cắt toàn bộ lá trên cây vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây.
Trong đầu tháng 2 nếu như cây trồng phát triển mạnh thì phải tiến hành thay đất cho cây (đối với cây trồng trong chậu),nếu như mai được trồng bằng xơ dừa thì các bạn phải đưa mai ra khỏi chậu sau đó dùng dạo tỉa bớt những phần rễ bị già xung quanh chậu tiếp đó mới đưa cây trở lại chậu và bổ sung thêm đất trồng mới.
Trong giai đoạn này vì miền Nam có khí hậu rất nóng nên chúng ta cần phải tiến hành tưới nước cho cây nhiều hơn để tránh cây bị khô nước nhưng lưu ý chúng ta phải quan sát trên bề mặt đất bị khô thì mới tưới và cũng cần phải đề phòng sâu bọ tấn công.
Công việc của tháng 3 và tháng 4
Để cho mai được phát triển tốt nhất thì chúng ta cần phải bón phân ngay từ đầu , tốt nhất là phân chuồng để có đủ thời gian cho phân tạo chất đạm cung cấp cho cây trong giai đoạn sinh trưởng. Nếu như chúng ta sử dụng phân vô cơ thì từ 20/3 trở đi cũng được. Cây cần một lượng dinh dưỡng lớn, có đủ chất thì cây mới phát triển hoàn toàn được.
Bắt đầu từ tháng tư , giai đoạn này nấm hồng phát triển nhanh chúng ta cần phải cắt tỉa sớm những cành có dấu hiệu bị bệnh, tạo sự thoáng mát cho cây, phun thuốc đặc trị ngăn ngừa bệnh cho cây.
Công việc tháng 5 và tháng 6
Giai đoạn này cây tích lũy chất dinh dưỡng nên phát triển cực kì nhanh chúng ta cần phải ổn định dáng cho cây, ta cần uốn nắn để tạo dán hoặc bấm đọt để tạo tán theo ý muốn của chúng ta, không nên để cành quá dài mới bắt đầu cắt tỉa như vậy cây sẽ bị mất sức, cành nào không chịu phát triển thì chúng ta cần cắt bỏ để chất dinh dưỡng tập trung đi nuôi những cành khác.
Để hình thành một nụ tốt ta cần phải tăng lượng lân lên bằng cách dùng phân hưu cơ nếu trồng trong chậu thì sử dụng ít hơn, lưu ý trong giai đoạn này mưa nhiều nên ta thường xuyên kiểm tra nấm bệnh cho cây để phòng ngừa .
Công việc tháng 7 và tháng 8
Giai đoạn này mai phát triển trúng vào đợt mưa dầm lúc nào cây cũng bị ướt nên nấm mốc rất dễ xâm hại và rêu phát triển rất nhanh đặc biệt đất trong chậu lúc nào cũng bị ướt nên phải thường xuyên kiểm tra xem có bị đọng hay không.
Bắt đầu từ giữa tháng 8 việc bấm đọt ,cắt tỉa phải ngừng lại. Lưu ý kiểm tra vườn thường xuyên nếu thấy có sâu bệnh thì phải phòng ngừa ngay,kiểm tra chậu xem có thoát nước được tốt hay không.
Công việc tháng 9 và tháng 10
Trong giai đoạn này lượng mưa vẫn còn nhiều và chỉ bắt đầu giảm vào cuối tháng 10 khi đó nụ hoa đã được hình thành và sẽ nở bất cứ khi nào có đủ điều kiện vì thế chúng ta không được sử dụng phân có hàm lượng cao trong giai đoạn này . Trong trường hợp lá còn xanh ta phải biết xiết nước để lá vàng rụng đi để nhựa nuôi chồi hoa.
Công việc tháng 11 và tháng 12
Trong giai đoạn này ta nên bón thúc cho cây dung phân lân và kali để làm tăng hàm lượng hoa. Phân lân thì ta có thể bón rãi trên mặt đất hoặc pha loãng với nước để phun còn phân kali thì pha loãng với nước để tưới lên gốc cây(dùng trước 1 tháng).
Tóm lại việc chăm sóc mai phải được thực hiện ngay sau Tết, phải chú ý xem các bước phát triển của cây, phải biết dùng phân vào thời điểm nào, điều chỉnh nước và ngăn ngừa sâu bệnh cho cây.