Skip to content

Loại phân bón nào tốt nhất cho hoa Lan

Admin 04.05.2021210 lượt xem
Phong Lan là loại hoa hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Phong Lan chủ yếu được trồng nên nền giá thể và có khả năng tự quang hợp để chuyển hóa năng lượng cần thiết cho sự sinh trưởng.

Chúng cũng có thể tự hấp thụ hơi nước từ không khí hoặc vỏ cây chủ, rễ phát triển nhờ hút nước và dinh dưỡng tự nhiên. Đồng thời các vi sinh vật cộng sinh cũng cung cấp cho chúng một lượng dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng đó vẫn chưa đầy đủ để cây phát triển tốt.

Vì vậy, người trồng Lan thường bổ sung dinh dưỡng cho Lan bằng việc bón phân. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân bón và việc lựa chọn phân bón phù hợp với hoa lan không hề đơn giản. Tham khảo nội dung bài viết này để biết cách chọn phân bón cho hoa Lan tốt nhất.

Các loại phân bón cho hoa Lan

Phân bón cho hoa Lan có rất nhiều loại và được chia làm 3 loại chính như sau:

  • Phân bón hữu cơ: Gồm phân hữu cơ truyền thống, các loại phân chuồng như: Phân dê, phân gà...và phân hữu cơ công nghiệp như: phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh.
  • Phân bón vô cơ: Gồm phân đơn như: Đạm, Lân, Kali và phân hỗn hợp như: DAP, NPK…
  • Phân bón qua lá hoặc rễ.

Những loại phân bón trên sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của Phong Lan. Tuy nhiên, việc không nắm vững nguyên tắc sử dụng, lạm dụng phân bón, bón quá liều lượng cho phép và bón không không đối dễ gây ra tình trạng Phong Lan bị chết nhanh, thối rễ, cháy lá, không ra hoa…Vì thế, cần lựa chọn phân bón hợp lý để tránh tình trạng trên.

Các loại phân bón dành cho hoa Lan:

Dưới đây là các loại phân và cách bón phân cho hoa Phong Lan theo từng giai đoạn mà người trồng Lan cần đặc biệt lưu ý.

Phân kích rễ:

  • Các loại phân kích rễ gồm có: N3M, Vitamin B1, Super Thrive,…
  • Phân kích rễ được khuyên dùng cho các loại Phong lan nhằm giúp Lan dễ dạng tạo bộ rễ tốt khi mới trồng hoặc khi nhận thấy những dấu hiệu bộ rễ Lan bị thiếu dinh dưỡng.

Các loại phân kích thích bung mầm:

  • Các loại phân kích thích bung mầm gồm có: Dekamon, Atonik, Super Thrive, Chiết xuất tảo biển, Acid Humic, Growmore hoặc Keiki Super Xanh- Đỏ, Chế phẩm Hùng Nguyễn, Siêu bung đọt nảy chồi của Đầu Trâu…
  • Phân kích thích bung mầm chỉ nên sử dụng những loại đã nêu trên và tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất. Không nên bón quá liều lượng dễ khiến mầm ngủ bị teo, cây không ra rễ, gây ảnh hưởng xấu. Việc bón phân cần đúng hướng dẫn, không nên nóng vội.

Các loại phân bón tan chậm:

  • Các loại phân bón tan chậm bao gồm: Phân trùn quế Sfarm dạng viên nén, phân chì Nhật Bản, phân bón thông minh tan chậm Rynan.

Các loại phân bón đa lượng, trung lượng, vi lượng:

  • Gồm: NPK, phân bón lá,…

Những lưu ý khi bón phân cho hoa Lan:

  • Khi Phong Lan được 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc mầm, lúc này nên phun phân bón lá có chứa nhiều đạm như: NPK ( 30-10-10) nhằm giúp mầm cây phát triển tốt và nhanh chóng.
  • 3 tháng tiếp theo nên sử dụng phân bón có thành phần lân và Kali nhiều hơn như: NPK ( 6-30-30) nhằm giúp cây chống lại được sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết thất thường, giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa và tạo nụ.
  • Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung các nguyên tố trung lượng như: canxi, lưu huỳnh, magie. Các nguyên tố vi lượng như: Bo, Cu, Fe, Co, Mn, Zn, Si. Những nguyên tố này cần được cung cấp đầy đủ. Nếu chỉ cung cấp NPK hoặc phân đơn sẽ không thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây, cây dễ nhiễm bệnh, yếu ớt, hoa ít, lá nhỏ…Các loại phân bón cung cấp nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng như: Phân bón lá có chứa TE, Phân tan chậm 3-6-6 dành cho Phong Lan.
  • Lưu ý trong quá trình chăm sóc từ giai đoạn mầm đến giai đoạn sắp sửa ra nụ có thể chỉ dùng NPK 20-20-20
  • Nên phun phân vào buổi sáng sớm từ khoảng 7 giờ đến 9 giờ là tốt nhất hoặc có thể phun vào buổi chiều mát vào khoảng 4 giờ đến 5 giờ chiều. Có thể dựa vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh phun sớm hoặc muộn. Khi tưới phân xong, sau vài tiếng cần tưới lại nước sạch cho cây nhằm đảm bảo phân không bị dính trên lá có thể gây cháy lá, cháy đọt.
  • Trước khi phun phân bón cần tưới một ít nước để Lan có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.
  • Khi phun phân cần đảm bảo phun ướt mặt dưới của lá để Lan hấp thu dinh dưỡng nhanh. Phun phân bón lá cần phun ướt bộ rễ hoặc phun vào giá thể trồng trong chậu.
  • Đối với Lan nhỏ nên dùng liều lượng bằng ½ so với khuyến cáo trên bao bì và tăng dần liều lượng theo các lần phun và độ lớn của Phong Lan. Khi bón phân cho Lan nếu thiếu có thể bổ sung thêm, còn nếu phun thừa khi không xử lý kịp có thể dẫn đến những thiệt hại khôn lường.
  • Ngoài việc sử dụng phân vô cơ cần kết hợp sử dụng thêm phân chuồng ủ hoai mục để bổ sung dinh dưỡng cho cây tốt hơn. Lưu ý nên ủ hoai mục kỹ để giúp nâng cao hàm lượng dinh dưỡng đồng thời tiêu diệt các loại nấm gây bệnh, côn trùng còn tồn dư. Các loại phân chuồng có thể sử dụng như: Phân gà, dê, heo, bò…Phân chuồng cũng rất dễ gây thối rễ phong Lan vào mùa mưa nên cần đặc biệt lưu ý.

Chăm Phong Lan cần trải qua cả một quá trình phức tạp gồm rất nhiều khâu. Khi chăm lan cần đảm bảo chăm đúng cách, hiệu quả và an toàn. Nắm rõ thông tin mà bài viết cung cấp để có thể sở hữu những chậu Lan ưng ý nhất.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5