Skip to content

Phân bón là gì? có mấy loại phân bón dùng cho cây cảnh

Admin 04.05.2021185 lượt xem
Cây trồng cần thiết một lượng dinh dưỡng cao có trong đất để có thể sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trong đất không thể đáp ứng được đủ lượng dưỡng chất cần thiết đó.

Đặc biệt là đất sau khi bị bạc màu, thoái hóa thì nguồn dinh dưỡng đã cạn kiệt. Vì vậy, người ta thường sử dụng giải pháp là bón phân để bổ sung dưỡng chất, giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy phân bón là gì? Hiện nay có những loại phân bón chính nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Phân bón là gì?

Phân bón là một chất hoặc một hợp chất có chứa một hoặc nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, bổ sung dưỡng chất cho đất, cải thiện đất bị thoái hóa, bạc màu, làm thay đổi chất đất để phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng.

Hiểu đơn giản hơn thì phân bón chính là những chất dinh dưỡng được bón vào đất nhằm cung cấp dưỡng chất cho đất, giúp cây trồng phát triển tốt, khỏe mạnh, năng suất cao.

Hiện nay có những loại phân bón cơ bản nào?

Hiện nay có rất nhiều loại phân bón khác nhau, phù hợp với từng loại cây trồng, từng loại đất. Tuy nhiên, về cơ bản phân bón có thể được chia làm 3 loại là phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân vi sinh.

Phân bón vô cơ

Là những loại phân bón chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng và được sản xuất trên quy trình công nghiệp. Phân bón vô cơ được sử dụng để bón cho cây trồng giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết tạo điều kiện cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây diễn ra tốt nhất.

Phân bón vô cơ có tỷ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thu, mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, phân vô cơ lại chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, dễ bay hơi và dễ bị rửa trôi gây lãng phí. Khi sử dụng phân vô cơ lâu năm đất dễ bị chai cứng, thoái hóa, chua đất, gây tích tụ một số kim loại nặng và có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, phân vô cơ cần được bón đúng quy trình kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.

Phân vô cơ được chia làm 2 loại chính là phân đơn và phân hỗn hợp.

  • Phân đơn: chỉ chứa một loại dưỡng nhất nhất định như: Đậm, lân hoặc kali.
  • Phân hỗn hợp: chứa từ 2 loại dưỡng chất trở lên như phân NPK, DAP…

Phân bón hữu cơ:

Phân bón hữu cơ là loại phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và trung lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ. Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp bổ sung chất hữu cơ, chất mùn và các thành phần dinh dưỡng khác cho đất, giúp nuôi dưỡng cây hiệu quả nhất.

Phân bón hữu cơ được chia làm 2 loại chính, đó là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp.

+ Phân bón hữu cơ truyền thống: được làm từ các loại phân chuồng, phân xanh, phân bắc hoặc rác thải…được chế biến bằng phương pháp truyền thống.

Đặc điểm của phân hữu cơ truyền thống:

  • Chứa chất khoáng đa lượng
  • Cung cấp chất mùn giúp tạo độ tơi xốp cho đất.
  • Sử dụng phân hữu cơ truyền thống giúp đất trở nên màu mỡ, rễ cây dễ dàng phát triển tốt.

Tuy vậy, có với phân bón hóa học thì phân hữu cơ truyền thống có hàm lượng dinh dưỡng kém hơn nên cần bón số lượng lớn. Phân hữu cơ từ phân động vật dễ làm cho cây trồng nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.

+ Phân bón hữu cơ công nghiệp: Được sản xuất từ những loại nguyên liệu có nguồn gốc là chất hữu cơ trên quy trình sản xuất công nghiệp. Vì vậy, chúng có nhiều ưu điểm hơn so với phân hữu cơ truyền thống.

Đặc điểm phân bón hữu cơ công nghiệp:

  • Khả năng thúc đẩy vi sinh vật có lợi trong đất phát triển.
  • Giúp phân giải các chất khó hấp thu trong đất dễ dàng, giúp cây lấy dưỡng chất tốt hơn.
  • Có chứa nhiều đạm.
  • Mỗi loại phân bón hữu cơ công nghiệp thường chỉ phù hợp với một loại cây trồng nhất định chứ không sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng.
  • Phân hữu cơ công nghiệp có thể khống chế việc cây trồng bị nhiễm nấm và vi khuẩn tốt hơn phân hữu cơ truyền thống.

Phân bón vi sinh:

Phân bón vi sinh là loại phân có có chứa các loại vi sinh vật có lợi, giúp tạo ra các loại dinh dưỡng, chuyển hóa thành chất dinh dưỡng trong đất hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các loại vi sinh vật gây hại đến cây trồng.

Phân bón vi sinh có những ưu điểm nổi bật như:

  • Đối với các loại cây trồng: Giúp cung cấp các dưỡng chất đa, trung, vi lượng ổn định và thân thiện với môi trường. Thúc đẩy hệ sinh vật trong đất phát triển để phân giải các hợp chất hữu cơ khó hấp thụ. Cung cấp một số kháng sinh nhằm kích thích khả năng miễn dịch của cây trồng.
  • Đối với đất trồng: Giúp cung cấp dưỡng chất cho đất, tăng độ phì nhiêu. Cung cấp mùn giúp cải tạo đất cằn cỗi. Là thức ăn cho hệ vi sinh vật có trong đất, tiêu diệt và ức chế mầm bệnh trong đất. Không làm đất bị chua hoặc phèn như phân hóa học.

Ngoài ra phân vi sinh còn rất an toàn cho môi trường, con người và động vật.

Bên cạnh đó phân vi sinh cũng có những nhược điểm nhất định như:

  • Cần sử dụng một lượng lớn do hiệu quả mang lại chậm.
  • Dễ gây mùi khi ủ dưới dạng thủ công.
  • Dễ mất hàm lượng dinh dưỡng nên cần bảo quản kỹ.
  • Phân vi sinh chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng vừa phải, không có khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây.
  • Mỗi loại chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng.
  • Cần bón bổ sung thêm phân hữu cơ để cung cấp thức ăn cho vi sinh vật.
  • Cần có diện tích ủ phân lớn và tốn công ủ.

Trên đây là tất cả những nội dung về khái niệm phân bón và các loại phân bón cơ bản hiện nay. Khi sử dụng phân bón cần phải đúng loại phân, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng cách. Vì vậy, cần nắm rõ đặc điểm của từng loại để có cách sử dụng phù hợp nhất.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5