Skip to content

Phân bón sinh học là gì? Công dụng và ưu điểm của phân sinh học

Admin 05.05.2021326 lượt xem
Đất trồng ngày càng thoái hóa, bạc màu khi canh tác lâu dài. Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là việc sử dụng phân bón hóa học và các loại hóa chất trong thời gian dài.

Chính vì thế, để giải quyết tình trạng này hiệu quả người ta áp dụng giải pháp dùng phân bón hữu cơ để cải thiện tình trạng đất trồng, và phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón điển hình giúp tình trạng đất bị thoái hóa được phục hồi tốt hơn.

PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC LÀ GÌ?

Phân bón hữu cơ sinh học hay còn gọi ngắn gọn là phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được sản xuất từ những nguyên liệu hữu cơ, bằng phương pháp pha trộn và lên men nhờ sự góp mặt của một hoặc nhiều vi sinh vật có lợi giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng và cân bằng dưỡng chất cần thiết cho cây trồng.

Phân bón sinh học là loại phân được sử dụng rất phổ biến, đồng thời cũng mang đến hiệu quả cao cho cả cây trồng, đất trồng, an toàn cho con người và động vật.

CÔNG DỤNG VÀ NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC?

Phân bón hữu cơ sinh học có nhiều ưu điểm nổi bật và mang đến những lợi ích thiết thực cho cây trồng:

Phân bón hữu cơ sinh học không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người, động vật và các sinh vật có lợi, hoàn toàn vô hại.

Có thể sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho tất cả các giai đoạn của cây trồng như: bón lót, bón thúc, bón nuôi hoa quả…Và cách sử dụng cũng rất đơn giản và dễ dàng, không lo tình trạng chất cây, chua đất hay thoái hóa đất.

Phân bón hữu cơ sinh học cung cấp đầy đủ các dưỡng chất khoáng cần thiết cho mọi cây trồng, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, phát triển nhanh, tăng năng suất cà chất lượng.

Phân bón hữu cơ sinh học giúp cải thiện và duy trì độ màu mỡ của đất lau dài.

Giúp bổ sung cho đất một lượng lớn chất mùn, Humin, Acid Humin…nhằm cải tạo các đặc tính của đất như: hóa học, sinh học, vật lý và hạn chế tình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng, hạn chế xói mòn đất, phân giải các độc tố có trong đất.

Phân hữu cơ sinh học giúp thúc đẩy hệ sinh vật có lợi trong đất phát triển. Khống chế các mầm bệnh trong đất, cung cấp một lượng kháng sinh tự nhiên giúp cây tăng chất đề kháng, chống chịu lại với sâu bệnh và điều kiện thời tiết.

Phân hữu cơ sinh học làm tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ đất nhờ việc cung cấp các loại vi sinh vật phân giải chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ, an toàn với môi trường, con người và sinh vật có lợi.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của phân hữu cơ sinh học thì chúng cũng có hạn chế là giá thành sản phẩm sẽ cao hơn các loại phân bón khác. Tuy nhiên hiệu quả mà phân hữu cơ sinh học lại tốt hơn, giúp tiết kiệm một số chi phí xử lý sâu bệnh cho cây nhờ khả năng tăng sức đề kháng tự nhiên…

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO:

 Để sử dụng phân hữu cơ sinh học đúng cách và mang lại hiệu quả cao thì người dùng cần nắm rõ đặc tính của loại đất trồng, giống cây trồng và nhu cầu sử dụng phân bón của giống cây trồng đó để lựa chọn loại phân bón thích hợp.

Việc áp dụng phân bón sinh học để cải tạo chất lượng đất bên pha trộn với các giá thể khác như: phân chuồng hoai mục, xơ dừa, tro trấu…nhằm phân tán tốt lượng vi sinh vật có lợi đều trong đất.

Phân bón hữu cơ sinh học thích hợp sử dụng bổ sung vào đầu giai đoạn trồng, tức là dùng để bón lót hoặc dùng sau mỗi vụ thu hoạch giúp tăng khả năng ra rễ của cây, phân giải độc tố cho đất, phòng ngừa các loại bệnh cho rễ cây và giúp bổ sung, cung cấp lại lượng vi sinh vật đã mất trong quá trình canh tác.

Khi sử dụng phân bón sinh học cần cách ly đối với vôi, những loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc diệt cỏ ít nhất 5 - 7 ngày để tránh làm chết những vi sinh vật có lợi trong phân.

Nhờ những ưu điểm nổi bật của phân bón hữu cơ sinh học mà chúng ngày càng được ưa chuộng sử dụng hơn và đây cũng là loại phân hữu cơ được đánh giá là một trong những loại phân mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Khi sử dụng phân bón sinh học cần lưu ý sử dụng đúng loại phân và phù hợp với nhu cầu thực tế để giúp việc cải tạo đất hiệu quả và đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển như ý.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5