PHÂN KHOÁNG VÔ CƠ LÀ GÌ?
Phân khoáng vô cơ hay còn gọi là phân bón vô cơ, phần hóa học, phân khoáng. Là những chất vô cơ hóa học có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Phân khoáng vô cơ được sử dụng để pha và bón trực tiếp vào để để cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây trồng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây.
CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI PHÂN KHOÁNG VÔ CƠ:
Phân khoáng vô cơ được phân chia ra làm 2 loại chính là phân đơn và phân hỗn hợp nhiều loại, cụ thể:
Phân đơn:
Chỉ những loại phân bón vô cơ chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng như: Đạm, Lân, Kali.
Phân đạm: Chỉ các loại phân bón có thành phần là đạm (N) cung cấp cho cây trồng.
Phân Urê: Có công thức hóa học là [CO(NH2)2], có chứa 45-47% là đạm (N),phân ure ở dạng tinh thể, màu trắng, hạt tròn, được sử dụng phổ biến, chiếm tới 2/3 các loại phân đạm được sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới. Đây là loại phân chứa tỷ lệ đạm cao, dễ hòa tan, dễ sử dụng.
Phân urê dễ bị bay hơi và rửa trôi, việc hòa tan nhanh cũng dễ làm thất thoát đạm. Khi bón thừa đạm cây trồng sẽ dễ bị sâu bệnh, yếu, dễ đổ ngã, ô nhiễm môi trường, thậm chí tồn dư nitrat trong nông sản có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Phân Amoni nitrat: Có công thức hóa học là (NH4NO3),có chứa 34-35% hàm lượng đạm (N),phân ở dạng tinh thể màu trắng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, chứa cả 2 dạng đạm là NH4+ và NO3- cây trồng dễ hấp thu và sử dụng.
Phân amoni nitrat khó sử dụng và bảo quản, dễ bị chảy nước, vón cục, tan nhanh. Đây là phân bón chua sinh lý nên dễ làm chua đất, dễ thất thoát trong môi trường ngập nước dẫn đến hiệu quả không cao.
Phân Amoni Sunphat: Có công thức hóa học (NH4)2SO4, có chứa 23-25% hàm lượng lưu huỳnh và 21% hàm lượng đạm dưới dạng NH4+. Loại phân này ở dạng tinh thể màu trắng ngà, cây dễ hấp thu, thích hợp với các loại cây cần nhiều lưu huỳnh, đất chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp, thiếu lưu huỳnh, đất kiềm.
Không nên sử dụng phân Amoni sunphat để bón vào các loại đất phèn, chua, mặn, lầy thụt sẽ làm đất chua hơn. Hàm lượng đạm thấp, giá thành sản phẩm cao, khi bón vào đất quá nhiều cây không hấp thu kịp dễ bị thất thoát đạm.
Phân Amoni clorua: Có công thức hóa học (NH4Cl) có chứa 25-26% hàm lượng đạm, phân ở dạng tinh thể màu trắng, hòa tan nhanh, không vón cục, dễ sử dụng.
Nhược điểm của loại phân này là dễ bị chảy nước, nhiều clo, ít đạm, sử dụng cho đất mặn dễ gây tích lũy và ngộ độc clo, làm chua đất.
Phân Natri Nitrat: Có công thức hóa học (NaNO3) có chứa từ 15-17% hàm lượng đạm, dễ tan trong nước, cây dễ hấp thụ dưới dạng NO3.
Nhược điểm của loại phân này là dễ bị rửa trôi, hàm lượng đạm thấp, bón dư thừa dễ làm đất bị chai cứng.
Phân Canxi nitrat: Có công thức hóa học Ca(NO3)2 có hàm lượng đạm từ 14-16%, hàm lượng Canxi từ 35-36%, phân ở dạng tinh thể trắng, ohuf hợp với đất phèn, đất chua, làm tang độ PH, giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã.
Phân dễ tan, háo nước nên khó bảo quản, dễ bị oxy hóa mạnh, dễ gây cháy nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.
Phân Canxi Cyanamit: Công thức hóa học (CaCN2) có hàm lượng đạm từ 20-21% thích hợp sử dụng cho các loại đất bạc màu, đất phèn, chua, có tác dụng hạ phèn, khử chua hiệu quả.
Nhược điểm của loại phân này là dễ gây bỏng, rát da, cần đeo găng tay khi sử dụng, dễ bị biến chất khi hút ẩm làm giảm chất lượng phân, không được phun lên lá.
Phân Lân: Chỉ các loại phân bón có thành phần chứa lân (P) cung cấp cho cây.
Phân Super Lân: Có công thức hóa học (Ca(H2PO4)2),phân ở dạng bột màu xám, hàm lượng lân chiếm 17-20%, dễ hòa tan thành dạng H2PO4, cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh, sử dụng được cho nhiều loại cây.
Hạn chế sử dụng loại phân bón này trên đất chua vì có thể làm tăng độ chua của đất.
Phân lân nung chảy: (thermo Phosphate) phân ở dạng bột óng ánh màu xám đen, chứa từ 15-18% hàm lượng P2O5, thích hợp sử dụng cho đất phèn, chua, trũng, bạc màu.
Không nên sử dụng cho đất kiềm và đất phù sa trung tính.
Phân Kali: chỉ các loại phân bón cung cấp nguyên tố Kali (K) cho cây trồng.
Phân Kali clorua: Có công thức hóa học KCl chưa 55-60% K2O, đây là loại phân Kali được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất, chiếm đến 90-93% lượng phân kali trên toàn thế giới. Phân kali clorua ở dạng tinh thể màu hồng, sử dụng được trên nhiều loại cây trồng và đất trồng, giúp cây cứng cáo, tăng chất lượng và phẩm chất nông sản.
Bón thừa kali clorua dễ khiến đất bị chua, phân dễ vón cục khi ẩm ướt, không nên sử dụng phân cho các loại cây trồng mẫn cảm với clo như sầu riêng và một số cây nguyên liệu.
Phân kali Sunphat: Công thức hóa học K2SO4 chứa 48-50% hàm lượng K2O và 15% Lưu huỳnh. Phân ở dạng tinh thể màu trắng, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, dễ sử dụng cho nhiều loại cây, đặc biệt là các loại cây cần nhiều lưu huỳnh như cà phê và các loại cây có dầu.
Sử dụng loại phân này lâu dài dễ khiến đất bị chua, không phù hợp cho đất chua, phèn, mặn.
Phân hỗn hợp:
Chỉ những loại khoáng vô cơ có hai hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân bón hỗn hợp được chia làm 2 loại chính là phân vô cơ trộn và phân vô cơ phức hợp.
Phân vô cơ trộn: Phân trộn có chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng, được sản xuất bằng cách phối trộn giữa nhiều loại nguyên liệu trên tỷ lệ thích hợp và không gây phản ứng hóa học giữa các thành phần như: NPK, NPK+TE…
Ưu điểm phân vô cơ trộn: có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây khác nhau. Thuận tiện trong việc sử dụng, phần có quy trình sản xuất và chế biến đơn giản nên giá thành thấp.
Nhược điểm phân vô cơ trộn: Khó đánh giá chất lượng phân bón khi phân bị trộn thành phần phân thật giả lẫn lộn, sử dụng nhiều và lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đất đai và môi trường.
Phân phức hợp: Phân phức hợp gồm những loại phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên và được sản xuất dựa trên việc kết hợp giữa các thành phần lại với nhau, gây ra phản ứng hóa học giữa các thành phần nhằm tạo ra hợp chất cuối cùng ổn định, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Phân DAP: chứa 16-18% đạm, 44-46% P2O5 cung cấp đồng thời cả đạm và lân cho cây trồng, thích hợp với đất bazan, đất phèn. Tuy nhiên không nên sử dụng cho các loại cây lấy củ, đất thiếu kali, đất cát hoặc bạc màu.
Phân kali nitrat (KNO3): phân phức hợp chứa 45-46% hàm lượng K2O, 13% đạm thích hợp với các loại cây ra hoa. Đây là phân bón đắt tiền, có giá trị cao.
Phân phức hợp Kali Photphat: Phân có nhiều dạng như KPO4, K2PO4… Mỗi loại có hàm lượng lân và kali khác nhau, có hiệu quả cao cho cây trồng, giúp cây sớm ra hoa và ra hoa đồng loạt. Giá thành loại phân này tương đối cao so với các loại phân phức hợp khác.
Phân trung lượng:
Là loại phân chứa một hoặc nhiều nguyên tố trung lượng
Phân Magie (Mg)
Phân magie sunphat: ((MgSO4).H2O) chứa 16-18% Mg
Phân Magie nitrat: (Mg(No3)2.H2O) chứa 15-16% Mg
Phân magie cacbonat: (MgCO3) chứa 45-48% Mg, ít tan trong nước.
Ngoài ra còn có các loại phân magie trung lượng như MgO, (2MgSO4.K2SO4) …
Phân Canxi (Ca):
Gồm Canxi sunphat (CaSO4.H2O) còn được gọi là thạch cao, chứa 32% Ca, bón trực tiếp cho nhiều loại cây và làm phụ gia ngành sản xuất phân bón.
Đôlômit (CaCO3.MgCO3) chứa 30-32% CaO và 16-20% MgO
Phân lưu huỳnh:
Các loại phân bón có chứa lưu huỳnh như: Sunphat Amoni, Quạng photphat, kali sunphat
Phân vi lượng:
Là những phân bón có chứa yếu tố dinh dưỡng vi lượng cung cấp cho cây trồng.
Phân kẽm (Zn): cung cấp kẽm cho cây trồng, gồm những loại như: Sunphat kẽm ZnSO4, Oxit kẽm (ZnO),Clorua kẽm (ZnCl2) …
Phân sắt (Fe): Cung cấp sắt cho cây trồng, gồm những loại như: Sunphat sắt (FeSO4),Cacbonat sắt ((FeCO3),Sunphat amoni sắt…
Phân đồng (Cu): Cung cấp dưỡng chất đồng cho cây trồng, gồm những loại như: Sunphat đồng (CuSO4),Oxit Đồng (CuO)…
Phân Mangan (Mn): Cung cấp dưỡng chất mangan cho cây trồng, gồm những loại như: Sunphat Mangan (MnSO4),Oxit Mangan (MnO)…
Phân Bo (B): Phân Molipden (Mo),Phân Clo (Cl)…
Bài viết đã tổng hợp các loại phân bón vô cơ, đặc điểm và công dụng của chúng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại cây trồng và từng loại đất trồng khác nhau. Việc áp dụng đúng loại phân bón cho mỗi loại đất và cây trồng mang đến hiệu quả tối ưu.