Skip to content

Phân vi sinh là gì? Đặc điểm và công dụng của phân vi sinh

Admin 05.05.2021573 lượt xem
Hiện nay có rất nhiều loại phân bón trên thị trường, mỗi loại đều có những công dụng nhất định, ưu và nhược điểm riêng. Trong đó, phân vi sinh được xem là loại phân đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều nước trên thế giới.

PHÂN VI SINH LÀ GÌ?

Phân vi sinh là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi. Sử dụng phân vi sinh giúp cung cấp vào đất những vi sinh vật phân giải đạm, lân đóng vai trò như một nhà máy sản xuất phân đạm và phân lân hóa học ngay trong lòng đất, trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Dựa vào mục đích sử dụng và nhu cầu bón phân của cây trồng mà lựa chọn các loại phân vi sinh có chứa những chủng loại sinh vật khác nhau như: Phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh cố định đạm hoặc phân vi sinh kích thích tăng trưởng…

CÁC LOẠI PHÂN VI SINH THÔNG DỤNG:

PHÂN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM:

Nitơ là yếu tố dinh dưỡng cơ bản và cần thiết để giúp duy trì sự sống của mọi tế bào sống thực vật lẫn động vật. Nito đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với cây trồng và những vi sinh vật có lợi khác.

Đặc điểm phân vi sinh cố định đạm:

Hàm lượng nitơ tự nhiên trong đất rất ít, trong tự nhiên nguồn dự trữ Nitơ có nhiều trong không khí. Tuy nhiên, nguồn nitơ này cây trồng không thể sử dụng được. Vì vậy, muốn cây trồng có thể sử dụng được nguồn dinh dưỡng này thì nito trong không khí cần được chuyển hóa thông qua quá trình cố định Nitơ dưới tác dụng của vi sinh vật, chúng được gọi là vi sinh vật cố định đạm.

Phân bón vi sinh cố định đạm có tác dụng như thế nào?

Người ta sản xuất ra phân bón vi sinh cố định đạm có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm, công dụng của chúng cụ thể:

Cố định đạm từ không khí và giúp chuyển hóa thành những hợp chất có chứa Nitơ cho đất và cây trồng, bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây.

Khi sử dụng kết hợp với phân bón lá sẽ làm cho cây thêm xanh tốt đồng thời phát triển nhanh hơn.

Tiết kiệm từ 30 – 50% chi phí phân đạm hóa học.

Giúp giảm tỷ lệ sâu bệnh ở cây trồng từ 25 – 50% so với việc sử dụng phân bón truyền thống.

Tăng đề kháng, tăng khả năng chống chịu của cây trồng.

Cân bằng dinh dưỡng hữu cơ và giúp cải tạo đất.

An toàn cho con người, vật nuôi, sinh vật có lợi, thân thiện với môi trường.

Có thể sử dụng để bón trực tiếp cho cây trồng trước khi thu hoạch.

Những hạn chế của phân vi sinh cố định đạm:

Phân vi sinh cố định đạm chất lượng cần có chủng vi sinh vật có cường độ cố định nitơ cao, cạnh tranh lớn, thích ứng với PH mở rộng và phát huy được trên nhiều đặc điểm sinh thái khác nhau.

Chất lượng phân bón vi sinh cố định đạm khó đảm bảo bởi hàm lượng vi sinh vật không ổn định.

Hiệu quả phân vi sinh cố định đạm còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật.

Phân dễ bay hơi, hòa tan và rửa trôi khi gặp mưa nhiều ngày.

Hướng dẫn sử dụng phân vi sinh cố định đạm đúng cách:

Bón trực tiếp vào đất hoặc tẩm phân vào rễ hoặc hạt trước khi trồng, hạt giống sau khi tẩm phân cần được gieo vào đất ngay.

Phân bón vi sinh chuyển hóa và phân giải lân (P):

Phốt pho rất cần thiết đối với cây trồng giúp tham gia vào việc hình thành màng tế bào, axit nucleic, đẩy nhanh quá trình chín ở quả, giúp rễ phát triển nhanh.

Cây chỉ có thể hấp thụ được lân dưới dạng dễ tiêu trong đất. Tuy nhiên, trong đất thường chứa lân dưới dạng khó hòa tan nên muốn cây hấp thụ được thì cần phải có vi sinh vật chuyển hóa lân, phân giải lân khó tan thành dễ tan. Nâng cao năng suất cây trồng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết.

Phân vi sinh phân giải mùn/ hợp chất hữu cơ:

Là những chủng vi sinh phân giải xenlulozo để cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất và độ màu mỡ cho đất.

Phân vi sinh kích thích và điều hòa tăng trưởng cho cây trồng:

Loại phân chứa nhiều loại sinh vật khác nhau như: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…và được chọn lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất. Người ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh vật kích thích sự tăng trưởng của cây.

Công dụng của phân vi sinh kích thích và điều hòa sinh trưởng:

Giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, giảm sâu bệnh.

Tăng trọng lượng và khả năng nảy mầm của hạt.

Thúc đẩy quá trình phát triển của bộ rễ diễn ra nhanh chóng.

Đẩy nhanh quá trình tổng hợp các hoạt chất sinh học giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cây.

Ngoài ra còn có các loại phân vi sinh như:

Phân vi sinh phân giải silicat giúp hòa tan các khoáng chất có chứa silicat trong đất để giải phóng ion kali, silic vào môi trường.

Phân vi sinh tăng khả năng hấp thụ ion khoáng như P, K, Fe, Mn cho thực vật.

Phân vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh, chứa các vi sinh vật có khả năng tiết ra chất kháng sinh kìm hãm và ức chế nhóm vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng.

Phân vi sinh chất giữ ẩm polysacarit có tác dụng tăng cường liên kết các hạt khoáng, sét, limon trong đất.

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN VI SINH HIỆU QUẢ:

Làm ướt hạt giống và trộn đều với phân vi sinh theo tỷ lệ 100kg hạt giống: 1 kg phân. Sau khoảng thời gian 10-20 thì tiến hành gieo trồng.

Thời gian sử dụng phân vi sinh tối ưu nhất là từ 1-6 tháng kể từ ngày sản xuất nhằm đảm bảo vi sinh vật vẫn hoạt động tốt.

Bảo quản phân vi sinh ở nhiệt độ không quá 30 độ C, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Phân vi sinh sử dụng tốt nhất trong điều kiện chân đất cao và những cây trồng cạn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin và cách sử dụng phân vi sinh đúng cách nhằm mang đến hiệu quả cao trong quá trình chăm bón cây trồng. Mỗi loại cây trồng cần sử dụng một loại phân vi sinh thích hợp. Vì vậy, cần tìm hiểu nhu cầu bón phân của cây trước khi chọn loại phân bón để tránh gây lãng phí và không mang lại hiệu quả.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5