Vậy để hoa treo luôn tươi xanh và nhiều hoa thì cần phải chăm sóc đúng cách. Sau đây là phương pháp chăm sóc các loại hoa treo để có những chậu hoa đẹp mắt.
Tưới nước
- Để cung cấp đúng và đủ lượng nước cho hoa treo ta thực hiện nhiều ướt đẫm vào sáng sớm và tưới nhẹ vào buổi chiều mát để đảm bảo chậu hoa luôn có độ ẩm, không bị khô đất. Tuy nhiên, không tưới nước vào buổi tối sẽ gây tình trạng nước đọng nhiều trên hoa qua đêm tạo nên mầm nấm bệnh gây thối úng rễ, vàng lá...
- Khi tưới cần chú ý không làm văng rơi đất trong chậu treo, không tưới lên hoa vè dễ làm dập hoa mà lượng nước vô chậu lại không đủ, tốt nhất nên tưới nhẹ nhàng vào gốc hoa.
- Có thể dùng bình xịt tay hoặc vòi phun sương nếu số lượng nhiều.
- Nếu chậu hoa quá khô có thể cho trực tiếp vào thùng nước ngâm vài phút rồi lấy ra đợi ráo và treo lên lại vị trí ban đầu.
- Thời điểm nắng nóng nên tưới đủ 2 lần, mùa mưa nên hạn chế tưới.
Phân bón
- Khi bón phân cho chậu treo tốt nhất nên hoà tan phân với nước rồi xịt lên hoặc bón vào gốc lượng vừa đủ.
- Các loại phân bón hoà tan với nước khi sử dụng cho chậu treo như vitamin B1, K-humat, Rong biển, Atonik, NPK 30.10.10,NPK 20.20.20 luân phiên 2 lần mỗi tháng.
- Các loại phân bón trực tiếp vào gốc hoa như: Dynamic lifter, NPK ra hoa 15.9.25, NPK 16.16.8 với liều lượng nữa muỗng cà phê mỗi chậu, mỗi tháng bón 1 lần.
- Các loại phân bón kích thích trạng thái ngủ của hoa như: NPK 5-45-10, NPK đầu trâu 701, Lân đơn…có khả năng thức tỉnh các mầm hoa.
- Các loại phân bón sử dụng dưỡng hoa: NPK đầu trâu 901, phân trùn quế , đạm cá…
- Thời điểm xịt phân cho chậu treo nên vào lúc chiều mát là hợp lý. Xịt phân khi lá ráo nước.
- Khi bón phân cần tránh gốc 3-4cm, rạch 1 đường nhỏ vừa phải không làm ảnh hưởng rễ để phân xuống rồi lấp đất lại, tưới nước đẫm.
Ánh sáng
- Mỗi loại hoa treo có nhu cầu ánh sáng khác nhau, có loại cần ánh sáng ít, ưa bóng râm, có loại cần nhiều ánh sáng.
- Các loại hoa cần được treo nơi có đủ sáng, đủ nắng, thích hợp cho treo hiên nhà, sân thượng: Hoa treo cho giàn sân thượng: hoa ấm kiếm, dừa cạn, hoa sam, dạ yên thảo, hoa mười giờ, một số loại lan…
- Các loại hoa treo ưa bóng râm, môi trường thiếu sáng, thích hợp để trong nhà, văn phòng như: chuỗi ngọc, lan tim, lan sò, lan hạt dưa, hoa lan dendro, các loại hoa lan khác,…
- Chúng ta có thể sử dụng màn che mỏng để hạn chế ánh nắng buổi trưa gắt chiếu trực tiếp lên cây làm hoa bị héo và hạn chế nước mưa nhỏ xuống hoa và gió mạnh làm gãy cây.
Cắt tỉa
- Để chậu hoa treo luôn đẹp cần cắt tỉa, tạo tán cho cây. Thường xuyên kiểm tra các nhánh héo úa, lá vàng để làm sạch.
- Sau khi hoa tàn, chúng ta tiến hành cắt tỉa cành già yếu, lá vàng và chồi hoa cũ vừa tăng tính thẩm mỹ cho cây vừa giúp cây phát triển tốt hơn, tránh mầm bệnh phát triển và hoa dễ ra hơn vào đợt sau.
Sâu bệnh hại
- Sau khi mua chậu hoa treo về nên sử dụng hỗn hợp phân bón lá với thuốc kháng sinh phun cho cây để cây thích nghi và hạn chế virus tấn công.
- Khi thấy lá héo rũ nên sử dụng thuốc bổ sung: NPK 20.20.20 , vitamin B1, Valivithaco hay Kasumin… pha chung tưới ướt hết tán lá và gốc chậu treo.
- Sau 10 ngày trồng hoa treo hoặc thời tiết mưa thì phun thêm 1 đợt nữa bằng phân bón lá hoặc thuốc bệnh.
- Chú ý quan sát nên thấy lá có xuất hiện tình trạng vàng nhiều, đứt chồi, lá thì kiểm tra xem côn trùng, sâu bọ phá cây mà có biện pháp diệt trừ.
Mỗi loại hoa treo có những đặc tính riêng biệt cả về các yếu tố: chất dinh dưỡng cần thiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tình trạng sâu bệnh… Vì vậy, trước khi chọn mua các loại hoa treo chúng ta nên tìm hiểu đặc tính của cây hoặc hỏi trực tiếp nhà vườn để có thông tin chính xác.