Đặc điểm của đào phai
- Đào phai là loại cây cảnh thân gỗ, đào có hoa màu hồng nhạt, nhẹ nhàng và thanh hơn những loại khác. Hoa đào phai to, mỗi bông hoa có từ 20-22 cánh, hoa nở tập trung và có thể tươi từ 12-15 ngày.
- Loại hoa này khá dễ trồng, sinh trưởng tốt và sức đề kháng sâu bệnh cao.
- Đào phai được xen là loại cây đem đến sự may mắn và tài lộc cho gia chủ trong Tết Nguyên Đán nên rất được nhiều gia đình lựa chọn.
Phương pháp trồng đào phai
Trồng cây
Bước 1: Chọn vị trí và đất trồng lại đào
- Chọn đất tháo nước tốt, tơi xốp và lên luống cao từ 25-30cm, độ rộng 70cm đồng thời tạo rãnh để thoát nước. Chọn đất trồng lại đào nên sử dụng đất thịt pha đất sét và độ pH từ 7% – 8%.
- Trộn đất với các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ, Orgamin hòa với nước sạch để tưới ẩm bầu trước khoảng vài ngày để tăng khả năng sống và phát triển của cây.
- Không gian trồng đào cần thoáng, nhiều ánh sáng.
Bước 2: Chọn loại chậu thích hợpào hố trên mặt vườn hoặc , cần chú ý yếu tố thoát nước.
Bước 3: Thay hỗn hợp đất mới trong bầu bằng phân hữu cơ và đất thịt theo tỉ lệ 1:3
Bước 4: Đặt nhẹ nhàng cây đào xuống hố/chậu và lấp đất ngang cổ rễ rồi dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc.
Bước 5: Tưới nước đẫm xung quanh gốc.
Giâm cành
- Bước 1: Chọn cành và lấy cành là sáng sớm, chọn cành to khỏe, có thể lấy dạng cành đứng hoặc cành ngang tuỳ ý. Đối với cành đứng nên lấy từ ngọn 40cm và đối với cành ngang nên lấy từ phía ngọn vào 25cm.
- Bước 2: Sau khi lấy cành thì để vào bao và phun nước để cành tươi, tránh ánh nắng mặt trời làm héo cành giâm, không để cành bị mất nước.
- Bước 3: Lấy xô pha hóa chất kích thích ra rễ cho cành giâm và ngâm cành 3-4 giây.
- Nước 4: Tiến hành cắm cành vào giá thể ngâm khi quan sát thấy cành khô. Sau đó để trong dụng cụ đựng rồi dùng tấm nhựa trùm kín.
Cách nhân giống đào phai
Đào phai có thể được nhân giống bằng cách ghép: ghép nêm, ghép áp và ghép mắt nhỏ có gỗ. Để tỷ lệ thành công cao và hiệu quả như mong muốn, chúng ta nên chọn cây lấy mắt ghép từ 1 tuổi trở lên, phải khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt.
Ghép nêm
- Bước 1: Dùng dao chẻ đôi gốc ghép và đặt cành ghép vào rồi cột lại.
- Bước 2: Cắt cành ghép từ 6-10cm và giữ lại 2-3 mầm. Cắt vát vào trong cành ghép phía ngược lại dài 2-3cm tạo thành cái nêm.
- Bước 3: Dùng dao cắt ngang thân gốc ghép tạo mặt cắt bằng phẳng, nhẵn. Tạo ra miệng ghép bằng cách chẻ tách mặt cắt theo đường kính đi qua tâm mặt cắt.
- Bước 4: Dùng nêm cắm nhẹ vào miệng ghép rồi cắm cành ghép. Cắm xong cành ghép thì rút nêm.
- Bước 5: Chụp túi nilon, buộc chặt và kín mặt cắt gốc ghép và cành ghép.
Ghép mắt nhỏ có gỗ
- Bước 1: Dùng dao tạo vết cắt ở mắt ghép và gốc ghép.Cắt cách mắt dưới khoảng 1/2cm và vết cắt trên cách mắt phía trên từ 1-1,5cm. Cắt xuống dưới 2,5cm đến lát cắt thứ nhất và cắt rời mắt ghép.
- Bước 2: Cắm mắt ghép tới đáy miệng ghép rồi quấn chặt.
- Bước 3: Sau 15-60 ngày ngày mắt ghép sống thì tháo dây và cắt phần trên nơi ghép của cây gốc ghép.
Ghép áp
- Bước 1: Dùng dao tách gốc ghép rồi đặt cành ghép vào và cột lại.
- Bước 2: Cắt cành ghép thành đoạn từ 6-10cm và giữ lại 3 mắt. Cắt vát phía ngược lại ở vị trí phía dưới mầm thứ nhất cách mầm 1,5-2cm 1 góc 45 độ. Quay đầu cành ghép và cắt về phía trước sau mầm cách mầm 0,3cm, sâu đến giữa phần vỏ và phần gỗ.
- Bước 3: Cắt cây gốc ghép: Chọn độ cao từ 10-20cm, vạch một vết dao nghiêng hướng lên trên, cắt đứt phần trên gốc ghép, nghiêng 45 độ như với mắt ghép.
- Bước 4: Cắm ghép cành: Khi đặt cành ghép vào gốc ghép, để mặt cắt dài của cành ghép hướng vào trong, tầng sinh gỗ của cành ghép cân đối với tầng sinh gỗ của gốc ghép. Phải đưa cành ghép tới tận phần đáy miệng ghép của gốc ghép.
- Bước 5: Dùng sợi nilon tự hủy quấn chặt quanh vết ghép, phủ kín mặt cắt ngang của gốc ghép, đoạn cành ghép tránh nước vào.
Trồng đào phai không khó, tuy nhiên người trồng cần cẩn thận, tỉ mỉ và chăm chút thì cây mới sống và phát triển tốt.