Skip to content

Phương pháp trồng lại đào sau tết?

Admin 04.05.2021182 lượt xem
Đào là loại cây cảnh đặc trưng vào dịp Tết Nguyên Đán, chính vì yếu tố đặc biệt này mà sau Tết, đào được trồng lại vừa để tiết kiệm chi phí vừa giúp cho cây phát triển tốt và ra hoa đúng dịp Tết năm sau. Sau đây là phương pháp trồng lại đào sau Tết.

Phương pháp giâm cành đào sau Tết

Đối với những gia đình không sử dụng nguyên cây đào mà chỉ dùng cành đào thì phương pháp trồng sau tết là giâm cành. Giâm cành là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản và thành công cao.

  • Bước 1: chọn cành, chúng ta có thể lấy dạng cành đứng hoặc cành ngang tuỳ ý. Thời điểm tốt nhất để lấy cành là sáng sớm lúc trời mát.  Đối với cành đứng nên lấy từ ngọn 40cm và đối với cành ngang nên lấy từ phía ngọn vào 25cm.
  • Bước 2: sau khi lấy cành thì để vào bao và phun nước để cành tươi, không bị mất nước, tránh ánh nắng mặt trời làm héo cành giâm.
  • Bước 3: lấy xô pha hóa chất kích thích ra rễ cho cành giâm và ngâm cành 3-4 giây. Tiến hành cắm cành vào giá thể ngâm khi quan sát thấy cành khô. Sau đó để trong dụng cụ đựng rồi dùng tấm nhựa trùm kín. Thời gian ra rễ bằng phương pháp giâm cành từ 1-3 tháng tuỳ thuộc điều kiện.

Phương pháp trồng lại đào sau Tết bằng cây

Thời gian trồng lại đào tốt nhất là ngay sau Tết khoảng 15 tháng giêng âm lịch đảm bảo cây còn tươi, không héo.

Bước 1: Chọn vị trí và đất trồng lại đào

  • Vì đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất tháo nước tốt, tơi xốp và lên luống cao từ 25-30cm, độ rộng 70cm đồng thời tạo rãnh để thoát nước. Chọn đất trồng lại đào nên sử dụng đất thịt pha đất sét và độ pH từ 7% – 8%.
  • Không gian trồng đào cần thoáng, nhiều ánh sáng.
  • Trộn đất với các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ, Orgamin hòa với nước sạch để tưới ẩm bầu trước khoảng vài ngày để tăng khả năng sống và phát triển của cây.

Bước 2: Đào hố trên mặt vườn hoặc chọn loại chậu thích hợp, cần chú ý yếu tố thoát nước.

Bước 3: Thay hỗn hợp đất mới trong bầu theo tỷ lệ 3 đất 1 phân hữu cơ.

Bước 4: Đặt nhẹ nhàng cây đào xuống hố/chậu không làm ảnh hưởng đến bầu đất và rễ cây và lấp đất. Lưu ý chỉ lấp đất ngang cổ rễ và dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc.

Bước 5: Tưới nước đẫm xung quanh gốc.

Hướng dẫn chăm sóc đào sau khi trồng

  • Nước: đào là loại cây không cần tưới nước nhiều nên điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để cây không chết do ngập úng.
  • Cách chăm sóc cây đào sau khi trồng
  • Phân bón: lượng phân bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây. Từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm là thời gian lý tưởng để bón phân cho cây đào cảnh. Lượng phân vô cơ cần bón từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB cho mỗi gốc đào. Lưu ý khi bón phân cần để cách gốc 30cm-50cm sau đó tưới nước nhiều để đất đủ ẩm giúp đào cảnh hấp thu phân tốt hơn.
  • Sâu bệnh: nếu quan sát thấy đào cảnh có rệp sáp nên phun thuốc Supracide để phòng trừ. Nếu xuất hiện nhện đỏ làm rụng lá. vàng lá nên dùng loại thuốc Regent 800WG, Sokupi. Tình trạng lở cổ rễ hay đốm lá nên phun Anvil 10EC.
  • Cắt cành: sau khi trồng xong nên cắt ngay cành bằng cưa tay, cắt tất cả cành già. Tiếp tục cắt tỉa cành vài lần trong một tháng liên tục trong 5 tháng tiếp theo. Sau khi cắt cành to, chúng ta cũng tiến hành tỉa những nhánh nhỏ đồng thời tạo hình cho cây đào theo ý thích.
  • Tạo dáng: sau khi cắt cành và tỉa nhánh, nên tạo dáng cho đào bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau. Đơn giản hơn là làm khung sẵn và cắt tỉa những phần dư để có dáng đào hoàn hảo. Ngoài ra, chúng ta có thể  thế khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.
  • Hãm hoa: để đào được ra hoa đúng dịp tết theo ý muốn thì cây cần phải được tuốt hết lá. Thời gian tuốt lá khoảng từ mùng 5 đến 20 tháng 11 âm lịch là hợp lý nhất. Dùng tay bứt từng lá để không bị đứt nách lá ảnh hưởng quá trình tạo nụ hoa.

Để trồng đào có kết quả tốt, người trồng cần chú ý quan sát những biểu hiện của cây để kịp thời phát hiện những bất thường và can thiệp sớm, giúp cây sinh trưởng và phát triển tối ưu.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5