Cách chữa bệnh cho lan mùa mưa.
B1: Đầu tiên chúng ta dọn vườn sạch sẽ không để cho độ ẩm quá cao, vì khi mưa xuống hoặc khi chúng ta tưới nước nhiều thì giá thể không thể thoát nước được, khi bị ngập nước quá nhiều thì cây sẽ bị bệnh, hạn chế tưới nước khi vào mùa mưa.
B2: Chúng ta phải kiểm tra chậu lan có bị rêu bám trên bề mặt giá thể hay không, nếu như có thì chúng ta nên dùng vòi xịt có lực mạnh để làm bong tróc lớp màng này ra, nếu như chúng quá cứng thì chúng ta nên lấy tay bóc ra hoặc dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ để cho chậu lan thoáng khí làm thông thoáng cho rễ. loại rêu này thì khi gặp mưa sẽ làm cho cây bị thối gốc và thân cây.
B3: Chúng ta cần thay giá thể mục sau khi đã trồng quá lâu như là xơ dừa, gỗ vú sữa, dớn ... những loài này sau một khoảng thời gian dài thì chúng tích tụ nhiều nước lâu thì sẽ tạo ra nấm mốc làm cho cây lan bị thối gốc.
B4: Chúng ta phải phun thuốc ngăn ngừa nấm bệnh và cung cấp chất đề kháng cho cây như là ridomil gold, daconil, starner, benkona sát khuẩn … thì đây là những loại thuốc ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn rất hiệu quả được nhiều người lựa chọn để ngăn ngừa nấm bệnh rất hiệu quả cho cây. Nếu như cây đã bị thối thì sau khi xịt thuốc thì sẽ bị đen lại và không còn lây lan được nữa.
Cách điều trị cho cây lan
Nếu như cây lan đang bị thối nhũn lá và bị ăn dần đến thân hoặc gốc do thối từ rễ và ăn sâu vào gốc, cách xử lý khi cây lan bị thối nhũn đối với loại đơn thân và đa thân là:
Bệnh thối lá: Việc tốt nhất là cắt và khoét bỏ đi phần bị thối rồi sau đó dùng vôi hoặc thuốc nấm bôi lên vết rách, nếu như thối ít vài nhóm thì chúng ta nên phun thuốc thối nhũn cho phần khô lại và khi khô lại thì ngay chỗ đó sẽ tạo thành một chỗ màu đen, loại này thì thường dùng cho vườn hoặc nếu chúng ta không có thời gian cắt khoét.
Bệnh thối gốc và rễ, thân: Bệnh thối rễ thường là do giá thể bị mụn lâu ngày bị ngập nhiều nước mưa tạo ra nấm và làm cho cây bị thối rễ, cách để chúng ta nhận biết đó chinh là phân rễ bị vàng và khi chúng ta chạm vào thì phần rễ bị nhũn ra có thêm ít nước nhầy. khi cây bị mắt bệnh này thì thường sẽ bị ăn vào phần gốc rồi sau đó thì đến thân. Khi đã bị thối rễ thì chúng ta nên cắt bỏ đi phần rễ bị hỏng sau đó đem cây trồng vào giá thể mới. nếu như chúng ta không có thời gian thì nên xịt thuốc chống thối nhũn.
Cách xử lý cho loại cây đơn thân: Khi cây đã bị thối thân, gốc thì chúng ta cần cắt bỏ đi phần thân và gốc bị thối sau đó dùng thuốc bôi vào để ngăn ngừa bệnh và trừ nấm sau đó chúng ta phun thuốc ngăn ngừa bệnh thối rữa cho đến khi cây không còn dấu hiệu bị thối, cuối cùng thì chúng ta kích rễ mới rồi đem cây đi trồng lại.
Cách xử lý cho loại đa thân: Cũng giống như loại đơn thân khi đã bị thối gốc thì cắt bỏ đi rồi bôi thuốc vào sau đó xịt thuốc và đem đi treo lên cho đến khi không còn dấu hiệu bị thối nữa rồi đem cây đi kích rễ và trồng lại.
Và sau đây là một số loại thuốc bảo vệ ngăn ngừa cây bị thối nhũn rất hiệu quả vào mùa mưa hoặc những lúc thời tiết bị thay đổi. chúng ta nên sử dụng luân phiên và thay đổi thường xuyên để tránh cho các loại sâu bệnh kháng được thuốc.
1. Thuốc pone và benkona
Cách sử dụng: Chúng ta pha với tỷ lệ như trên bào bì có ghi dùng 40tb và 2ml benkona cùng với 1 lít nước hòa tan rồi sau đó đem phun lên cây để trị bệnh thối nhũn
2. Benkona và marthian
Cách sử dụng: Pha theo tỷ lệ 90sp và 2ml benkona cùng với 1 lít nước sau đó đem phun lên cả cây giúp trị bệnh thối nhũn.
3. Thuốc starner và marthian
Cách sử dụng: Pha starner với marthian với liều lượng ghi trên bao bì sau đó đem phun lên cả cây và lá đều có tác dụng ngăn ngừa bệnh thối nhũn.
Trong quá trình nuôi trồng và chăm sóc hoa lan, ngoài việc tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho lan phát triển, chúng ta nên thường xuyên quan sát, kiểm tra những biểu hiện lạ trên cây để có những biện pháp xử lý kịp thời cứu cây.
https://phonglanrung.com/2020/06/cach-xu-ly-khi-lan-bi-thoi-than-la.html