Skip to content

Quy trình và kỹ thuật bón phân cho Phong Lan

Admin 04.05.2021218 lượt xem
Phong Lan là loại cây rất dễ bị sâu bệnh, vàng úa lá, ít hoa, hoa không đẹp, dễ rụng… nếu quá trình chăm bón không đúng cách. Vì vậy, để có một giỏ lan đẹp, cần trải qua cả một quá trình nuôi cấy, chăm sóc. Trong đó, việc bón phân đúng quy trình kỹ thuật là điều kiện quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển, cho hoa của Phong Lan.

Quy trình kỹ thuật bón phân cho Phong Lan giúp cây phát triển tốt nhất:

Mỗi loại Phong Lan, mỗi độ tuổi phát triển đều cần có chế độ bón phân phù hợp như: Loại phân bón, tỷ lệ thành phần dinh dưỡng, số lần bón, kỹ thuật bón…

Dựa theo nguyên tắc bón phân chung của Phong Lan có thể chia ra 5 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn tuổi 1:

  • Lan được nuôi trong chai trong điều kiện vô trùng, môi trường có đầy đủ các chất dinh dưỡng và không cần có bất kỳ tác động nào khác ngoài ánh sáng và nhiệt độ. Lúc này, chất lượng cây giống phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường và kỹ thuật nuôi cấy.

Giai đoạn tuổi 2:

  • Lan vừa được tách từ môi trường nuôi cấy ra vườn ươm và cần được chăm sóc đúng kỹ thuật. Lúc này, bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”.
  • Bón đúng chủng loại phân, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của Lan.
  • Bón đúng nồng độ, liều lượng được quy định cho mỗi độ tuổi và loại Lan.
  • Bón đúng thời kỳ, đúng giờ giấc và mùa vụ.
  • Bón đúng kỹ thuật và phương pháp bón phân cho Lan.

Phương pháp bón phân giai đoạn này:

  • Đối với dạng phân tinh thể hoặc dạng phân bột, hòa tan 0,5g phân cho 1 lít nước sạch và dùng để xịt.
  • Đối với dạng phân lỏng nên pha với liều lượng bằng ½ so với khuyến cáo trên bao bì.
  • Xịt phân định kỳ 3 ngày/lần vào lúc 8h đến 9h sáng và  sau 16h đến 17h cần xịt sương lại bằng nước sạch để rửa trôi hết lượng phân còn lại bám trên lá. Sáng ngày sau cần tưới nước sạch cho Lan để rửa trôi hoàn toàn tồn dư phân trên lá bởi các thành phần tồn dư này không có lợi cho cây và cây không hấp thu được.
  • Các loại phân nên sử dụng trong giai đoạn này: ORCHID-1, HT- 311 (30-10-10),FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá),Vitamin B1, HT-ORCHID-12(19-6-12),HT-ORCHID-11(Phân HCSH) hoặc Nutricote 19-6-12.

Giai đoạn tuổi 3:

  • Lan sinh trưởng mạnh nhất trong giai đoạn này cả về khối lượng lẫn số lượng nên cần hấp thu dinh dưỡng để chuyển hóa thành mầm hoa.
  • Các loại phân bón được sử dụng trong giai đoạn tuổi 3 gồm có:
  • Phân hữu cơ sinh học (HT- ORCHID-11),Vitamin B1, FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá); HT-222 (21-21-21),HT-ORCHID-12 (19-6-12),HT-311 (30-10-10).
  • Phân bón rễ ( sử dụng cho nhóm lan được trồng trên giá thể như: Địa Lan, Cattleya Dendrobium, vũ nữ),phân bón hữu cơ sinh học (HT-ORCHID-11),Phân hạt Nutricote 14-14-14, Nutricote 19-6-12, phân tan chậm HT – ORCHID.06 (12-12-12).
  • HT-ORCHID.06 NUTRICOTE 19-6-12.
  • Đối với Dendro và Oncidium có thể sử dụng 1 trong 3 loại phân: Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID-11),Nutricote 14-14-14, Phân hạt Nutricote 19-6-12.
  • Đối với Phalaenopsis: Sử dụng Nutricote 19-6-12 hoặc phân tan chậm HT – ORCHID.06(12-12-12).
  • Nếu giá thể trồng là than củi thì không nên rải phân hạt tan chậm vì phân sẽ bị rơi xuống đáy chậu, gây lãng phí. Hãy sử dụng loại túi lưới (NUTRICOTE 19-6-12).

Giai đoạn tuổi 4:

  • Giai đoạn này cần phân có có làm lượng P cao để bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố vi lượng như: Mg, Zn, B…giúp hình thành mầm hoa, nâng cao chất lượng và độ bền cho hoa.
  • Phân bón sử dụng trong giai đoạn này:
  • HT-ORCHID.09, KH2PO4, KNO3,HT-131 (10-30-10),ORCHID-2 (6-30-30),HT-ORCHID.05(STRONG),HT-ORCHID.04 (0-38-19).
  • Nutricote 14-14-14+ TE, HT-ORCHID.01 (3-6-12)

Giai đoạn tuổi 5:

  • Giai đoạn này chính là giai đoạn nuôi hoa nên cần sử dụng phân bón có liều lượng phù hợp giúp hoa đậm màu, bền và tươi lâu.
  • Các loại phân được sử dụng là: HT-113 (10-10-30 ),loại HT-222 (21-21-21); HT-008, Hữu cơ vi sinh.
  • Cách xịt là pha mỗi lần với liều lượng 1 gam/ 1 lít nước, xịt 2 lần từ lúc hoa mới nhú, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Lưu ý, không xịt phân lên phát hoa, chỉ xịt trên rễ, thân, lá.

Khoảng cách giữa những lần tưới phân là bao lâu?

Khoảng cách giữa những lần tưới phân còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Loại phân, nồng độ phân, điều kiện khí hậu, chất trồng, tình trạng cây.

Tưới phân nên tưới ở mức nồng độ thấp và tăng dần để tránh gây ảnh hưởng xấu cho Lan do nồng độ phân cao gây ra. Đặc biệt với những người mới trồng lan thường hay nôn nóng thấy kết quả nên tưới phân nhiều và hậu quả xấu nhất có thể là chết lan.

Thông thường, mỗi tuần có thể tưới phân 1 lần, nếu Lan được trồng ở nơi có bóng râm mát thì cần gia tăng khoảng cách giữa các lần tưới có thể là 10-15 ngày/ lần. Nếu lan trồng ở nơi nhiều ánh sáng có thể tưới 1-2 lần/ tuần.

Những lưu ý khi bón phân cho Lan:

Phun phân vào khoảng thời gian 8-9 giờ sáng.

Sau 16-17 giờ kể từ khi phun phân cần phun sương lại bằng nước sạch để cây hấp thụ phân hoàn toàn.

Qua hôm sau xịt nước mạnh để rửa trôi phân tồn dư, tránh gây ảnh hưởng đến màu sắc lá.

Sau 1 chu kỳ sinh trưởng (tức là từ lúc nuôi cấy mô đến ra hoa) chu kỳ bón phân kế tiếp được tính từ tuổi 3.

Trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam, cây lan không cần thời gian nghỉ, khi cung cấp đủ dinh dưỡng có thể tiếp tục ra hoa chu kỳ mới.

Vanda và Mokara chủ yếu sử dụng phân bón qua lá, hạn chế nước và tăng ánh sáng trong giai đoạn kích thích ra hoa.

Sử dụng thêm các chế phẩm sinh học chuyên dụng cho Lan để phòng chống, loại trừ bệnh, giúp lá bóng đẹp, hoa bền màu…

Đối với các loại phân ít tan và có chứa tạp chất như super Lân cần ngâm trong nước sau đó lọc các tạp chất không tan trước khi tưới, tránh tình trạng muối axit bám vào lá, rễ làm hại Lan.

Phần lớn Lan chỉ cần một lượng khoáng nhỏ để tăng trưởng tốt, lượng khoáng này được bổ sung từ nước, chất liệu trồng, phân bón. Vì vậy không nên bón quá nhiều. Khi lỡ bón nhiều phân loại muối ra khỏi chậu Lan bằng cách tưới xả nước liên tục nhiều giờ hoặc có thể ngâm, xả nước nhiều lần tùy theo chất trồng Lan.

Trên đây là quy trình, kỹ thuật bón phân cho lan và những lưu ý khi bón phân cho Lan qua từng giai đoạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho người yêu Lan kiến thức bổ ích trong và quan trọng trong quy trình trồng Lan.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5