Vậy phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ có nguồn gốc đa dạng và được chia thành 5 nhóm chính yếu: Nhóm phân có nguồn gốc từ động vật, nhóm phân có nguồn gốc từ thực vật, nhóm phân có nguồn gốc từ vi sinh vật, nhóm phân có nguồn gốc từ sinh vật biển và cuối cùng là nhóm hỗn hợp.
Phân bón hữu cơ giúp làm tăng độ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất trồng hiệu quả, cung cấp lượng chất hữu cơ đã mất trong quá trình trồng trọt và đây cũng chính là giải pháp để giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Các loại phân bón hữu cơ thông dụng:
Thị trường hiện đang có rất nhiều loại phân bón hữu cơ và chúng được phân loại dựa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản người ta chia phân hữu cơ thành 2 loại chính đó là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ chế biến công nghiệp.
Phân hữu cơ truyền thống bao gồm: Phân xanh, phân chuồng, phân rác…
Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân bón lá hữu cơ, phân hữu cơ khoáng.
Công dụng của phân bón hữu cơ và ưu điểm của phân hữu cơ so với các loại phân khác.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Phân hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dưỡng chất đa lượng, trung lượng, vi lượng cần thiết cho cây trồng, giúp cây phát triển cân đối, không gây mất cân bằng dinh dưỡng như khi sử dụng phân bón hóa học thông thường.
Các dưỡng chất trong phân bón hữu cơ được phân giải chậm rãi để quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây diễn ra trong thời gian dài, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Phân hữu cơ cũng chứa các loại vi sinh vật có lợi, phân giải các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp cây dễ hấp thụ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi và ức chế các vi sinh vật gây hại.
Giúp cây trồng phát triển ổn định:
Phân hữu cơ khi tiếp xúc với đất trồng sẽ phân hủy thành chất mùn có chứa các loại axit hữu cơ kích thích sự phát triển của rễ, giúp rễ cây hấp thụ dưỡng chất nhanh chóng. Khi các axit này được phun lên lá cũng giúp cây đẩy mạnh quá trình quang hợp.
Nâng cao chất lượng nông sản:
Sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây trồng, đặc biệt là nông sản có chất lượng cao hơn so với bón phân vô cơ. Phân hữu cơ quá chế biến đã loại bỏ được các chất độc hại cho con người, không chứa các tồn dư hóa chất trong nông sản như với phân vô cơ. Phân hữu cơ có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cây, đồng thời còn chứa hệ thống vi sinh vật hữu ích, tăng sức đề kháng cho cây, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế, nông sản rất an toàn cho người sử dụng.
Nâng cao hàm lượng dưỡng chất, cung cấp mùn và cân bằng vi sinh vật có lợi.
Các chất hữu cơ trong đất phân giải dần dần và bổ sung hàm lượng dưỡng chất cho đất qua thời gian.
Phân hữu cơ sau khi phân giải sẽ tạo nên chất mùn, gia tăng kết cấu kết dính cho đất, làm đất tơi xốp hơn, thông thoáng, tăng khả năng giữ nước và dưỡng chất, tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại cho cây trồng, cải thiện hệ vi sinh vật có mặt trong đất theo hướng có lợi cho cả cây trồng lẫn đất trồng.
Hạn chế sự rửa trôi, xói mòn:
Các phức hệ hữu cơ-khoáng được hình thành nhờ quá trình phân giải chất hữu cơ trong phân kết hợp với khoáng chất trong đất tạo thành có tác dụng tích cực trong việc chống rửa trôi, xói mòn dinh dưỡng trong đất. Chất mùn có mặt trong phân hữu cơ còn làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, bảo vệ được cấu trúc đất và hạn chế xói mòn.
Cải tạo đất trồng:
Phân hữu cơ có công dụng tích cực trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt là đối với đất cát và đất bạc màu. Có tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện tính chất lý, hóa, sinh cho đất, giúp đất ngày càng tốt hơn.
Không gây ô nhiễm môi trường:
Phân bón hữu cơ có thể phân hủy hoàn toàn, không để lại tàn dư hóa chất như đối với phân vô cơ.
Các chất có gốc muối có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất tạo thành các axit làm chua đất, ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. Còn phân bón hữu cơ lại làm tăng kết cấu đất, lọc các chất độc có trong đất và phân hủy chúng từ từ, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Tiết kiệm nước tưới:
Sử dụng phân hữu cơ lâu dài giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm và giữ nước, hạn chế việc tưới nước thường xuyên, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức.
Hạn chế sử dụng phân vô cơ:
Sử dụng phân bón hữu cơ trong thời gian dài giúp giảm lượng phân bón vô cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp bởi phân bón hữu cơ đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển tốt và cân đối.
Tăng hương vị cho thực phẩm, an toàn cho người và động vật:
Sử dụng phân hữu cơ trong việc sản xuất nông sản tránh những tồn dư hóa chất có trong thành phẩm, tăng hàm lượng dinh dưỡng, an toàn cho người sử dụng.
Đối với các loại phân bón vô cơ có tác dụng nhanh nhưng chỉ trong thời gian ngắn, vì vậy cần bón thường xuyên và trường hợp cây không hấp thụ hết sẽ tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường.
Phân hữu cơ mang đến những hiệu quả tích cực toàn diện được kiểm chứng qua hàng nghìn năm, phân vô cơ không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe con người, tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.