Skip to content

Ý nghĩa và đặc điểm của cây hoa đào

Admin 04.05.2021420 lượt xem
Chưng đào trong nhà vào những ngày Tết là một nét đặc trưng từ xa xưa ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Cây đào được chưng lên vừa làm không gian sống trở nên tươi đẹp mà còn mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm của cây hoa đào.

Đặc điểm cây đào

  • Cây đào có tên khoa học là Prunus persica và có nguồn gốc cây hoa đào từ Mông Cổ và Trung Quốc. Cây hoa đào được người dân nước ta trồng chủ yếu các tỉnh miền bắc và trở thành tục lệ chơi hoa ngày Tết ở xứ Bắc.
  • Hoa đào thuộc giống cây thân gỗ nhỏ màu xanh hoặc đỏ tía, chiều cao trung bình 1-10m. Lá có hình elip hay mũi mác dài khoảng 7–15 cm và rộng từ 2–3cm, mặt dưới có chứa các gân lá nổi. Lá của cây đào thường rụng sớm.
  • Với đặc điểm nở hoa vào đầu mùa xuân do các mầm hoa phân hóa thành và  hoa có 5-10 cánh với đường kính 2,5–3cm màu hồng, màu trắng hay đỏ tuỳ thuộc giống cây. Hoa đào là loại hoa lưỡng tính. Quả đào khi chín có màu đỏ vàng, thơm, lớp vỏ ngoài có lớp lông mềm.
  • Rễ cây là loại rễ cọc và phân nhánh nên khả năng chịu hạn tốt và không chịu úng.

Sự tích cây đào

Theo truyền thuyết ở núi Sóc Sơn có 2 vị thần giáng thế là Uất Lũy và Trà cư ngụ. Tại vị trí 2 vị thần toạ có 1 cây hoa đào lớn. Hàng ngày thì 2 vị thần xuống núi dạy con người cách làm ra lương thực, chữa bệnh.. Lúc đó có rất nhiều ma quỷ ở khu vực xung quanh hay quấy nhiễu dân chúng. Nhờ có 2 vị thần giúp dân xua đuổi ma quỷ. Đi đến đâu 2 vị thần xua đuổi ma quỷ đều cho dân chúng trồng cây hoa đào ở đó. Mỗi khi đến mùa xuân, cây hoa đào nở hoa rực cả vùng trời. Ma quỷ thấy vậy ngỡ là nơi nào có hoa đào là nơi đó có 2 vị thần tại thế nên không bao giờ dám bén mảng đến. Từ đó dân chúng có cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Họ trồng nhiều hoa đào để xua đuổi ma quỷ. Chính vì vậy, vào mỗi dịp Tết đến, thời điểm đưa ông Công ông Táo về trời thì cây đào sẽ tượng trưng như là chiếc bình phong chấn thủy, giúp xua đuổi đi ma quỷ, những điều không may mắn.

Ý nghĩa của cây hoa đào

  • Hoa đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ mang đến cuộc sống bình an, hạnh phúc cho con người.
  • Dựa theo thuyết ba vị: Quan Vũ, Lưu Bị và Trương Phi trong tam Quốc Diễn Nghĩa đã cùng kết nghĩa huynh đệ trong vườn đào. Vì vậy, hoa đào tượng trưng cho tình bạn thân thiết trong sáng, gắn bó đáng khâm phục của họ.
  • Vào thời điểm cuối đông đầu xuân ở miền Bắc rất khắc nghiệt, vô cùng giá rét nhưng loài hoa này lại có sức sống mãnh liệt, đâm chồi nở hoa rực rỡ. Vì vậy, hoa đào tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự sinh sôi nảy nở và đổi mới qua 1 năm.
  • Chưng đào trong nhà vào những ngày Tết với ý nghĩa nguồn sinh khí mới. mọi người trong gia đình gặp nhiều may mắn,dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
  • Hoa đào với nét đẹp nhẹ nhàng đằm thắm mang ý nghĩa về sự dịu dàng, vẻ đẹp, sắc son, chung thủy của người con gái miền Bắc
  • Hoa đào nở rộ trong năm mới mang ý nghĩa cho sự làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc, tiền tài tấn tới cho gia chủ.

Các loại hoa đào ngày tết

  • Đào đá là loại đào có thân cây thường xù xì, cành to khỏe, chúng mọc lâu năm trong rừng sâu nên có những loại thực vật khác ký sinh ở trên thân cây làm cho cây đào đá có hình dáng đặc biệt của cây. Hoa của đào đá to hơn các loại đào khác và có 5 cánh đẹp mắt, tuy nhiên lại ít hoa hơn các loại đào hay chưng ngày tết.
  • Đào má hồng còn có tên gọi đào vạn trượng, đào long. Đặc điểm của loại đào này là hoa kép có khoảng 25 cánh chụm lại và có mùi thơm đặc trưng. Hoa đào má hồng giữ được lâu và đẹp.
  • Đào thất thốn là loại đào có hình dáng và hoa rất đẹp, hoa có màu nhung đỏ, hoa kép mọc thành từng chùm, dáng cây nhỏ với chiều cao khoảng 50 – 90cm, gốc cây xù xì. Đặc biệt hoa của đào thất thốn có thể mọc ở thân, giữa gốc hay sát mặt đất tạo nét đẹp đặc trưng riêng của loài cây này.
  • Đào phai là là loại đào được sử dụng phổ biến nhất vào dịp Tết. Hoa đào phai có màu phơn phớt hồng, cánh hoa mỏng và thanh hơn so các loại còn lại.
  • Đào bích được rất nhiều người yêu thích và dùng để cắm lọ trong những ngày Tết với đặc điểm cành to, hoa màu đỏ có 2 dạng là hoa đơn và hoa kép. Hoa của đào bích mọc thành nhiều tầng trùng lặp, cánh dày và lâu tàn.

Chắc hẳn một số người không biết đào cũng có quả, qua bài viết này hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin về đặc điểm và ý nghĩa của cây hoa đào cho mọi người tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5